• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Châu Thành (Đồng Tháp): Nhiều khó khăn trong việc khống chế dịch bệnh chổi rồng trên nhãn

Nguồn tin: Báo Đồng Tháp, 10/10/2014
Ngày cập nhật: 11/10/2014

Trong những năm qua, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) là địa phương chịu thiệt hại nặng do dịch bệnh chổi rồng trên nhãn. Bệnh chổi rồng gây hại làm giảm sản lượng hơn 50.000 tấn nhãn mỗi năm. Bằng nhiều biện pháp, các ngành chức năng có nhiều nỗ lực khống chế dịch bệnh nhưng hiệu quả vẫn chưa cao.

Bệnh chổi rồng gây nhiều khó khăn cho người trồng nhãn tại huyện Châu Thành

Theo khảo sát của ngành nông nghiệp huyện Châu Thành, tính đến hết quý 1/2014, tổng diện tích nhãn bị nhiễm bệnh chổi rồng của toàn huyện là hơn 2.900 ha. Các địa phương bị ảnh hưởng bệnh nặng gồm: thị trấn Cái Tàu Hạ, xã An Nhơn, An Khánh, Tân Nhuận Đông, An Phú Thuận, Phú Hựu. Trong đó, tỉ lệ nhãn nhiễm bệnh dưới 30% chiếm diện tích 59,8 ha, năng suất thu hoạch 10 - 12 tấn/ha; tỉ lệ nhiễm bệnh trung bình 30-70% chiếm diện tích 404,7 ha, năng suất thu hoạch 8 - 10 tấn/ha; tỉ lệ nhiễm bệnh nặng trên 70%, chiếm diện tích trên 2.400 ha, năng suất thu hoạch chỉ còn 500 - 800 kg/ha.

Theo Trạm Bảo vệ thực vật huyện, nhãn da bò chiếm trên 90% diện tích trồng và là đối tượng nhiễm bệnh chổi rồng nặng nhất, nhãn Edor và các loại nhãn khác chỉ bị ảnh hưởng nhẹ, khoảng 5-10%. Trong năm qua, mặc dù ngành nông nghiệp huyện triển khai nhiều giải pháp để quản lý dịch bệnh, chủ yếu là áp dụng các biện pháp cắt tỉa, tiêu hủy cành bệnh, phun thuốc trừ nhện khi nhãn mới nhú đọt non 2 - 3 cm, kết hợp phân bón lá, bón gốc đủ liều lượng giúp cây khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, còn khảo nghiệm một số loại thuốc sinh học phòng trừ nhằm phổ biến sâu rộng trong nhà vườn; hướng dẫn thực tế các giải pháp cụ thể để nhà vườn áp dụng... Tuy nhiên, việc khôi phục diện tích vườn nhãn bị bệnh chổi rồng chưa được nhiều nhà vườn quan tâm áp dụng nên hiệu quả mang lại không cao.

Nguyên nhân dẫn đến việc chậm khôi phục là do chi phí phòng trị bệnh vượt quá khả năng của nông dân (khoảng 60 triệu đồng - 65 triệu đồng/ha). Ngoài ra, việc kéo dài thời điểm cắt tỉa dẫn đến tình trạng nhãn ra đọt không đồng loạt, kéo theo công tác xử lý phun thuốc trừ nhện hiệu quả chưa cao. Những nơi tập trung nhiều diện tích, số lượng cây nhãn bị nhiễm bệnh chỉ rải rác ở từng hộ gia đình nên chưa được kiểm soát chặt chẽ về công tác phòng trị. Hầu hết các vườn nhãn hiện tại đều được nhà vườn xử lý ra hoa rải vụ nên nhãn có nhiều giai đoạn khác nhau (vườn vừa thu hoạch xong, vườn đang cho trái, vườn đang trái non, đang ra hoa...). Do vậy, việc vệ sinh cắt bỏ cành bệnh chưa thật triệt để, điều kiện lưu tồn và phát tán mầm bệnh có nguy cơ cao.

Theo ông Phạm Văn Tâm - Trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Châu Thành, để hạn chế lây lan dịch bệnh, Trạm sẽ phân công cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi, điều tra diễn biến của bệnh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền với các hình thức cụ thể như tập huấn, hội thảo, nhân rộng mô hình chuyển đổi hiệu quả. Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu các biện pháp quản lý dịch bệnh mang tính hiệu quả và bền vững hơn, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất diện tích tái nhiễm. Thời gian tới, ngành nông nghiệp huyện phối hợp với UBND huyện xây dựng Dự án đầu tư chuyển đổi vườn tạp, vườn nhãn da bò bị nhiễm bệnh chổi rồng sang trồng cây ăn trái khác có hiệu quả. Dự kiến triển khai từ năm 2015 - 2018.

Nhật Khánh

Các tin mới:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014

 

 

Xem các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126

Xem các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang