• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giữ gìn và nâng tầm thương hiệu quýt Bắc Kạn

Nguồn tin: Báo Bắc Kạn, 03/10/2014
Ngày cập nhật: 6/10/2014

Với diện tích lớn nhất tỉnh, cây quýt ở Bạch Thông (Bắc Kạn) đã mang lại thu nhập cao cho hàng nghìn hộ dân. Bên cạnh việc mở rộng diện tích, công tác quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho loại quả đặc sản này là nhiệm vụ quan trọng của chính quyền địa phương và người dân.

Ngoài việc hỗ trợ nông dân đưa giống quýt ghép vào canh tác, công tác quảng bá, giới thiệu quả đặc sản của địa phương cũng được tỉnh đặc biệt quan tâm. Tỉnh đã chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp với các viện nghiên cứu, trường đại học, lập hồ sơ đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho cây quýt Bắc Kạn. Theo đó, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Viện Nghiên cứu Rau quả Việt Nam triển khai dự án Xây dựng hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quýt Bắc Kạn. Qua nghiên cứu cho thấy, quýt Bắc Kạn có vỏ quả màu vàng tươi, ít hạt, sơ bã tan, đặc biệt có mùi thơm hấp dẫn khác biệt so với các loại quýt khác. Giống quýt này đã từng được đem trồng thử ở nhiều nơi, nhưng không đâu có chất lượng bằng trồng ở Bắc Kạn. Đến ngày 23/11/2012, Chứng nhận chỉ dẫn địa lý sản phẩm quýt Bắc Kạn chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học Công nghệ) cấp.

Huyện Bạch Thông đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng tầm thương hiệu quýt Bắc Kạn.

Trước đây việc tiêu thụ quýt của người nông dân chủ yếu là tự vận chuyển đi bán tại các chợ trong tỉnh, nhưng từ khi được cấp chỉ dẫn địa lý, quýt Bắc Kạn đã được khách thập phương biết đến. Hiện nay việc tiêu thụ quýt của người dân rất thuận lợi. Vào đầu vụ, các thương lái từ Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Nội, Hải Phòng... lên tận Bắc Kạn thu mua quýt. Khoảng 80% lượng quýt của người dân được những lái buôn vào mua tận vườn, số còn lại bà con mang ra các chợ để bán lẻ.

Quả quýt được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý là cơ hội lớn cho đồng bào các dân tộc Bắc Kạn nói chung và huyện Bạch Thông nói riêng trong việc phát triển cây trồng đặc sản của địa phương. Do đó đã đặt ra thách thức đối với chính quyền huyện Bạch Thông trong việc bảo tồn và phát triển thương hiệu quýt Bắc Kạn. Với tổng diện tích lớn nhất tỉnh, từ đây quả quýt ở Bạch Thông sẽ được phân phối đi các thị trường trong nước, tạo đầu ra ổn định, bền vững, giúp nhân dân làm giàu. Vì vậy, huyện đã tập trung quy hoạch thành vùng; áp dụng các biện pháp khoa học để đẩy mạnh thâm canh, chọn giống, giải pháp canh tác, mật độ... để các loại cây trồng phát triển tốt, lâu dài, thành hàng hoá có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.

Huyện đã chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp với cơ quan chức năng của tỉnh tổ chức tập huấn nghề trồng cam, quýt cho nhân dân trong vùng từ phương pháp trồng, quản lý sâu bệnh, bảo quản sau thu hoạch để giữ cho quả đẹp và ngon. Những năm qua, mặc dù diện tích trồng mới cam quýt của huyện Bạch Thông tăng nhanh theo từng năm nhưng diện tích bị sâu bệnh, diện tích già cỗi phải chặt bỏ cũng tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, năng suất, chất lượng chưa ổn định ảnh hưởng đến việc xây dựng vùng hàng hoá tập trung có sức cạnh tranh trên thị trường.

Đồng chí Nguyễn Văn Trong- Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Việc người dân sử dụng phân bón hóa học cho cây cam, quýt một thời gian dài đã khiến đất đai bị chai cứng, bạc màu, dẫn đến sâu bệnh ngày càng phát triển mạnh. Trên địa bàn huyện hiện có khoảng 50ha cây cam, quý già cỗi, thoái hóa, chất lượng và mẫu mã quả không đạt yêu cầu. Vì vậy, huyện đã tuyên truyền, khuyến cáo người trồng quýt nên ưu tiên sử dụng phân hữu cơ, những chế phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để chăm bón cho cây, giúp cải tạo đất, nâng cao chất lượng quả.

Huyện cũng đặc biệt quan tâm đến việc phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng của tỉnh triển khai kỹ thuật tuyển chọn cây quýt đầu dòng để phục vụ nhân giống quýt bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhanh nhu cầu sản xuất, góp phần nhân rộng mô hình trồng quýt. Đồng thời, huyện huy động nhiều nguồn lực để nâng cao giá trị của quýt. Trước mắt, huyện triển khai bê tông hóa đường vào các khu canh tác quýt, giúp nông dân vận chuyển hoa quả được dễ dàng. Đơn cử, khu sản xuất Boóc Khún, Nà Thoi của xã Quang Thuận giờ đã có đường bê tông vào tận vườn, quýt sẽ không bị ép giá như trước đây, người dân không bị thua thiệt.

Được biết, hiện nay tỉnh đã triển khai dự án trồng cây cam, quýt theo quy trình VietGap và tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nhân dân các xã nằm trong vùng quy hoạch của huyện Bạch Thông. Đây là hướng đi mới giúp nông dân nâng cao trình độ thâm canh, góp phần gìn giữ và nâng tầm thương hiệu quýt Bắc Kạn.

Hà Thanh

Các tin mới:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014

 

 

Xem các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126

Xem các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang