• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Người trồng thanh long tính chuyện lâu dài

Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 16/07/2014
Ngày cập nhật: 17/7/2014

Chưa bao giờ vào vụ mùa mà giá thanh long cao và khan hiếm như năm nay. Nhiều hộ trồng thanh long chấp nhận cắt bỏ vài lứa trái hàng mùa để cây tập trung dinh dưỡng nuôi dây chuẩn bị cho vụ chong đèn. Từ cách thức canh tác “bào mòn” sức phát triển của cây đến nay người trồng thanh long Bình Thuận đang hướng đến sản xuất bền vững, lâu dài…

Xác định vụ “bội thu”

Giá thanh long đang ở mức cao kỷ lục xấp xỉ 20.000 đồng/kg. Với mức giá này, người trồng thanh long thu lợi nhuận còn hơn cả vụ chong đèn. Mặc dù giá cao, nhưng số lượng thanh long hiện có ở mỗi nhà vườn không đáng bao nhiêu so với những năm trước đây. Chị Huyền, người chuyên mua thanh long ở xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc cho biết: Chưa có năm nào việc mua thanh long vụ mùa lại khó khăn như năm nay. Hộ nhiều cũng chỉ khoảng 10 thiên, còn hộ bình thường chỉ 2 đến 3 thiên. Dạo quanh một số vườn trồng thanh long ở huyện Hàm Thuận Bắc, điều dễ nhận ra là vườn nào cũng có khá nhiều trái thanh long bị cắt bỏ. Dù những trái này còn non và có bề ngoài khá bắt mắt. Sở dĩ người trồng thanh long cắt bỏ khá nhiều trái non vì hiện nay thanh long hàng mùa dễ bị nhiễm bệnh. Lúc trái nhỏ thì không phát hiện ra bệnh, nhưng lớn lên một chút là bị nấm, bán không được giá. Do vậy, người trồng chấp nhận cắt bỏ để không tốn tiền phân thuốc vừa có thời gian để cây nghỉ ngơi, phát triển. “Năm nay giá hàng mùa cao nhưng ít người dám để toàn bộ số trái trong vườn. Rất nhiều hộ dân ở đây đã cắt bỏ vài lứa thanh long hàng mùa. Ngay như nhà tôi cũng đã bỏ hai lứa trái từ đầu vụ mùa đến nay. Vì trái thanh long vụ mùa rất dễ bị nhiễm các loại nấm, nên có để lại cũng chưa chắc tất cả đều là trái đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, vụ chong đèn vừa qua có nhiều hộ chong đến 3 lần nên cây bị suy kiệt, ra trái nhỏ. Một số hộ chấp nhận bỏ vài lứa trái vụ mùa, tập trung đầu tư cung cấp chất dinh dưỡng cho cây hồi sức chuẩn bị cho vụ chong đèn”, ông Nguyễn Thanh Hùng, một hộ dân trồng thanh long ở xã Hàm Chính cho biết.

Người trồng thanh long hiện nay đã xác định vụ chong đèn mới là vụ “bội thu”, vụ mang lại thu nhập chính trong năm. Vụ mùa mặc dù chi phí đầu tư ít hơn, nhưng cũng mang lại thu nhập thấp. Sự xuất hiện của nhiều loại bệnh trong vụ mùa khiến người trồng không còn đặt hy vọng nhiều nữa. Vụ mùa hiện nay với người dân chỉ là vụ “thu nhập lai rai”, bù chi phí phân thuốc và là khoảng thời gian để cây phục hồi…

Bước ngoặt sản xuất

Đây là có thể coi là bước chuyển biến đáng mừng trong tâm lý sản xuất của người trồng thanh long. Trước đây, người trồng thanh long không kể vụ mùa hay vụ chong đèn họ đều để cây ra trái quanh năm. Đỉnh điểm của việc “ép” cây ra trái diễn ra ở vụ chong đèn cuối năm 2013 đầu năm 2014. Khi mà giá thanh long luôn ở mức trên 20.000 đồng/kg, người trồng thanh long đua nhau chong đèn. Hộ ít cũng 2 lần có hộ tới 3, 4 lần chong đèn trên cùng một diện tích. Hệ quả của việc này là cây kiệt sức, trái thanh long nhỏ không đạt chuẩn bán chỉ vài nghìn đồng/kg. Cùng với đó là trái thanh long bị nhiễm các loại nấm khiến hộ trồng lỗ nặng ở lần chong đèn thứ 3, thứ 4. Cá biệt có những hộ đầu tư vài chục triệu đồng chong đèn nhưng khi bán thu về chỉ được vài triệu đồng. Việc xác định vụ mang lại thu nhập chính trong năm của người trồng thanh long đang diễn ra là một trong những tín hiệu cho thấy người trồng thanh long có sự thay đổi nhận thức trong sản xuất.

Cùng với việc thay đổi phương thức sản xuất, người trồng thanh long Bình Thuận dần nhận ra sự “bấp bênh” khi tin vào thị trường Trung Quốc. Trước đây, nhiều hộ gia đình đã quay lưng với chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP thì nay người dân đã lắng nghe, làm theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Họ thực sự đã nhận ra hiệu quả lâu dài của việc sản xuất thanh long an toàn. Đầu năm 2014, thanh long Bình Thuận được một số nước trên thế giới chấp nhận nhập khẩu, cùng sự thay đổi trong quan niệm sản xuất của người dân đã và đang là tín hiệu vui cho tương lai của trái thanh long…

Nguyễn Luân

Các tin mới:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014

 

 

Xem các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126

Xem các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang