• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ruộng thanh long ven rừng U Minh Hạ

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 13/06/2014
Ngày cập nhật: 16/6/2014

Xe dừng lại khu du lịch sinh thái Sông Trẹm, thêm chừng 15 phút ngồi vỏ lãi, trước mắt chúng tôi là ruộng thanh long bạt ngàn đang mùa trái chín… Ruộng thanh long nằm ven rừng U Minh Hạ, thuộc ấp 18 của Khánh Thuận - một xã mới chia tách của huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Chủ nhân của trang trại ấy là anh Nguyễn Hữu Phước (thường gọi Ba Phước), hiện là Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV lâm nghiệp U Minh Hạ.

* Từ những gốc thanh long trồng thử

Từ hồi thanh long cho trái tới giờ, Ba Phước về vườn thường hơn sau khi hết việc ở cơ quan. Anh lo lắm vì trang trại thanh long hơn 5ha vốn trước vốn sau đã "ngốn" của anh hơn 3 tỉ đồng. Tham quan thực tế mới biết, hệ thống bơm tưới, cách kê liếp, trụ bê tông làm giá đỡ cho thanh long… được Ba Phước đầu tư khá chỉn chu. Xen giữa những liếp thanh long, anh Ba còn trồng đu đủ và đào ao nuôi cá đồng, tiện thể trữ nước tưới cho thanh long vào mùa khô hạn. Anh cho biết, năm đầu tiên thanh long còn nhỏ, anh trồng xen đu đủ. Chỉ riêng tiền bán đu đủ, năm 2013 anh Ba thu về gần 500 triệu đồng. Vụ này thanh long cho trái chiếng nên vừa thu hoạch xong đợt đu đủ, anh chặt luôn gốc để dành ánh sáng cho thanh long phát triển. Anh Ba bộc bạch: "Về kỹ thuật trồng, Năm Hùng (Nguyễn Thanh Hùng, em ruột Ba Phước) sành hơn. Khâu chăm sóc tôi giao hết cho nó. Nhờ tỉ mẩn từng li từng tí nên ruộng thanh long mới xanh um như bây giờ".

Ba Phước thăm vườn thanh long đang mùa trái chín. Ảnh: HỮU TÙNG

Mời chúng tôi thưởng thức thanh long ruột đỏ ngay tại ruộng, anh Ba cho hay quê anh gốc ở huyện Châu Thành của tỉnh Long An, một trong những vùng chuyên canh thanh long có tiếng ở miền Tây. Cha mẹ có chừng 1ha đất canh tác nhưng có tới 7 người con, là anh trai lớn trong gia đình, Ba Phước nhường phần cho các em, xa quê về lập nghiệp ở U Minh từ năm 1988 tới nay. Để đỡ nhớ nhà, Ba Phước mang giống thanh long trồng gần khu tập thể Sông Trẹm. Tưởng cây èo uột trên vùng đất phèn ai ngờ cây tươi tốt không thua trồng ở quê mình. Về sau Ba Phước thử vun gốc, chịu khó tưới nước, cây sai, trái to. Ý định trồng thanh long nhen nhóm từ đó, mãi tới khi Ba Phước mua lại được thửa đất nông nghiệp làm lúa kém hiệu quả của một cán bộ hưu trí, mơ ước mới dần thành hiện thực. Song, làm cán bộ như Ba Phước, canh rừng, trồng rừng mỏi mệt quanh năm làm gì còn thì giờ trống. Tưởng chừng bí lối ai ngờ khoảng 2 năm về trước, Năm Hùng gọi điện hỏi thăm sức khỏe anh mình, tiện thể cho hay đất đai trên này làm thanh long được lắm nhưng ít đất quá, khó mở rộng quy mô. "Chớp liền thời cơ, tôi nói có ngon thì mầy chịu khó xa vợ con xuống đây anh em cùng làm, tuy đất phèn nặng nhưng tao trồng thử vài bụi, thấy nó xum xuê" – Ba Phước thuật lại.

Chưa đầy nửa tháng sau, Năm Hùng có mặt ở xứ "lắm đỉa nhiều muỗi" U Minh Hạ. Sau khi nghe ông em tư vấn sơ sơ, Ba Phước gác tay trên trán cả đêm rồi quyết định mượn vốn họ hàng để mở trang trại thanh long cho kỳ được.

* Đất phèn cho trái ngọt

Tỉ mẩn ngồi lựa từng trái thanh long vừa hái từ sau vườn, anh Năm Hùng quan sát rồi nhẹ nhàng để những trái đạt tiêu chuẩn xuất khẩu qua giỏ lớn, trái nào bán "hàng chợ", anh gom lại để riêng qua giỏ khác. Hồi đầu mùa mưa tới giờ, đều đặn chừng 10 ngày, anh Năm Hùng hái thanh long một lần, được chừng 2-3 tấn. Số thanh long ấy, anh thuê người chở lên tận Long An bán lại cho mấy chủ vựa thu mua. Vào lúc cao điểm, thanh long ruột đỏ có giá tới 25.000 đồng/kg, ruột trắng thấp hơn khoảng 10.000 đồng/kg...

Năm Hùng hồ hởi tuyển thanh long đạt chuẩn xuất khẩu chuẩn bị mang đi tiêu thụ. Ảnh: HỮU TÙNG

Tôi hỏi thanh long trồng dưới này họ không chê sao? Năm Hùng cho hay: Cuối năm 2013, thanh long cho trái đợt đầu chỉ chừng 200kg, Ba Phước mang biếu bạn bè, đồng nghiệp ăn thử, chừa một ít đem ra chợ nông sản Cà Mau và tận vựa thu mua ở Long An "chào hàng". "Sau khi ăn xong, họ khen, còn nói chất lượng hơn hẳn thanh long ở vùng chuyên canh. Sau ngày ấy, họ đặt hàng luôn, có bao nhiêu cũng mua hết" – cầm trái thanh long đỏ mọng trên tay, Năm Hùng khoái chí, kể.

Ba Phước vừa "tậu" về dàn máy bơm ngoài hệ thống mô-tơ bơm nước đã có sẵn vì theo anh, thanh long bị ngập nước chỉ trong một đêm là đứt gốc, chết hết. Thêm hệ thống chạy dầu phòng khi cúp điện nếu gặp lúc mưa dầm cục bộ. Trong năm tới thanh long ruộng nhà Ba Phước sẽ được 3 tuổi, cho trái sai và năng suất nhiều hơn so với hiện tại. Năng suất ấy sẽ bình ổn đến năm thứ 7 rồi giảm dần về các năm tiếp theo. Theo đó, mỗi bụi thanh long ước sẽ cho từ 40-50kg trái mỗi năm. Để đạt được kết quả như mong đợi, tới đây anh em Ba Phước sẽ đầu tư thêm hệ thống "xông đèn" để kích thích thanh long ruột đỏ cho trái to đều quanh năm. Còn với thanh long ruột trắng, hệ thống xông đèn và chế độ chăm sóc hợp lý, những tháng ngoài mùa mưa cây cũng cho trái tốt.

Để thanh long cho trái to, ngọt và bóng đẹp như bây giờ, anh em Ba Phước dồn công vào khâu cải tạo. Thanh long thích hợp ở vùng đất cao ráo, dễ thoát nước và không bị nhiễm phèn trong khi đồng đất U Minh phèn nặng, đặc biệt là phèn tiềm tàng nên phải lên liếp cao, trộn thêm mụn dừa (phân xơ dừa) vào đất để tạo thêm độ phì nhiêu cho đất. Kinh nghiệm từ kỹ sư lâm nghiệp kết hợp với thực tế của nhà nông như Năm Hùng đã giúp thanh long trụ vững trên vùng đất phèn U Minh.

Chỉ cần mỗi bụi thanh long cho năng suất chừng 20kg mỗi năm thì với 5.000 bụi thanh long (3.000 bụi ruột đỏ), tính sơ sơ tới đây trang trại thanh long của ông Phước thu về ít nhất 2 tỉ đồng mỗi năm. Trang trại ấy còn góp phần giải quyết việc làm thời vụ cho từ 10-30 lao động nhàn rỗi địa phương, bình quân mỗi ngày công cũng trên 100.000 đồng/người – ông Nguyễn Kiên Cường, Bí thư Huyện ủy U Minh, cho biết.

Thanh Phong - Hữu Tùng

Các tin mới:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014

 

 

Xem các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126

Xem các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang