• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Ninh: Xây dựng thương hiệu nông sản: Vải chín sớm Phương Nam

Nguồn tin: Báo Quảng Ninh, 03/06/2014
Ngày cập nhật: 4/6/2014

Vụ vải năm nay, bên cạnh niềm vui được giá, những người trồng vải chín sớm phường Phương Nam (TP Uông Bí, Quảng Ninh) còn được đón nhận một niềm vui khác là sản phẩm vải chín sớm trên địa bàn phường đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp giấy chứng nhận đăng ký “Nhãn hiệu tập thể vải chín sớm Phương Nam”. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để địa phương đẩy mạnh phát triển cây vải, từ đó góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống người dân trên địa bàn.

Người dân xã Phương Nam thu hoạch vải chín sớm.

Chúng tôi về phường Phương Nam những ngày giữa tháng 5 vừa qua. Với những địa phương trồng vải khác, thời điểm này cây vải mới chuẩn bị cho thu hoạch, thì ở Phương Nam đã là cuối vụ. Theo ông Trần Văn Dương, Chủ tịch Hội Nông dân phường Phương Nam: Mùa thu hoạch vải ở đây rộ nhất là vào trung tuần tháng 4 đến đầu tháng 5, sớm hơn các địa phương trồng vải khác hơn một tháng. Bên cạnh đó, do được trồng trên đồng đất chua mặn, vải Phương Nam có hương vị thơm ngon rất riêng. Để phát triển bền vững sản phẩm này, từ năm 2012 UBND tỉnh đã phê duyệt dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể vải chín sớm phường Phương Nam cho sản phẩm vải của TP Uông Bí” với các nội dung: Quy hoạch vùng sản xuất vải chín sớm; tạo lập, quản lý nhãn hiệu tập thể vải chín sớm phường Phương Nam; phát triển sản xuất vải chín sớm và tăng cường năng lực cho các tác nhân.

Đến nay, sau 2 năm triển khai dự án, phường Phương Nam đã quy hoạch được vùng sản xuất vải chín sớm với diện tích gần 300ha; đã có 168 hộ hội viên tham gia tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể, với đơn vị đại diện là Hội Nông dân phường. Tham gia dự án, những hộ thành viên này được tập huấn, đào tạo về quy trình kỹ thuật trồng vải, quản lý và khai thác nhãn hiệu tập thể cho các tác nhân, kỹ năng kinh doanh, kỹ năng phát triển thị trường... Giống vải trên địa bàn đã giữ được những đặc tính vốn có, chất lượng tốt, từng bước mang lại hiệu quả và thu nhập cao cho người dân.

Theo quan sát của chúng tôi, dọc tuyến đường vào các khu trồng vải Phong Thái, Cẩm Hồng, Đá Bạc, Hồng Hà, Hồng Hải, Bạch Đằng và Hiệp Thạch, hoạt động tiêu thụ diễn ra rất nhộn nhịp, các thương lái đặt các điểm cân thu mua sản phẩm tận vườn. Gia đình anh Lê Sĩ Chính (khu Phong Thái) có 2 mẫu trồng vải chín sớm. Năm nay, tuy không được mùa bằng năm trước, sản lượng chỉ đạt khoảng 4 tấn quả, song bù lại quả vải được chăm sóc tốt, mã chín đẹp, nên bán giá cao. Anh Chính cho biết: “Đầu năm vừa rồi, thời tiết mưa nhiều, cây khó đậu quả, gây ảnh hưởng đến năng suất. Nhưng trong năm, chúng tôi được hỗ trợ tập huấn, chuyển giao, áp dụng các kỹ thuật chăm sóc hợp lý, nên cây vải phát triển tốt, quả vải chín đều, đẹp, chất lượng, nên giá bán cao hơn hẳn mọi năm, từ 35-45 nghìn đồng/kg, có thời điểm không có để bán…”.

Ông Vũ Đình Nguyệt (khu Hồng Hải) thì chia sẻ: Với việc được cấp giấy chứng nhận đăng ký “Nhãn hiệu tập thể vải chín sớm Phương Nam”, sản phẩm vải chín sớm đã có bao bì đóng gói, nhãn mác đầy đủ, nâng cao thương hiệu, giá trị, ngày càng được nhiều người biết đến hơn. Đây là điều kiện thuận lợi để sản phẩm tạo dựng được hình ảnh, tên tuổi trên thị trường, từ đó có hướng phát triển ổn định hơn…”. Năm 2013, sản lượng vải chín sớm Phương Nam đạt 500 tấn, trong đó tiêu thụ trong nước 300 tấn, tại các nước láng giềng như Lào, Thái Lan… 50 tấn, tổng doanh thu 12,5 tỷ đồng. Năm nay Phương Nam ước đạt 500 tấn vải chín sớm, doanh thu trên 20 tỷ đồng.

Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển sản phẩm vải chín sớm Phương Nam cũng còn một số khó khăn: Tiêu thụ sản phẩm còn diễn ra tự phát, không có tổ chức, nên người trồng thường bị thương lái ép giá; mở rộng diện tích trồng còn hạn chế… Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Đình Trung, Phó Chủ tịch UBND TP Uông Bí cho biết: Để phát triển thương hiệu vải chín sớm Phương Nam, thời gian tới thành phố có kế hoạch triển khai các giải pháp tuyên truyền, tạo điều kiện hỗ trợ để các hộ dân tiếp tục phát triển sản xuất, cải tạo mở rộng diện tích trồng vải; vận động người dân tham gia sử dụng nhãn hiệu cho quả vải của địa phương; xúc tiến thương mại, mở rộng các kênh tiêu thụ, chủ động và ổn định đầu ra cho sản phẩm của bà con; tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sản xuất và sử dụng nhãn hiệu của các hộ dân… Từ đó, từng bước khẳng định danh tiếng và vị thế của vải chín sớm Phương Nam.

Nguyễn Thanh

Các tin mới:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014

 

 

Xem các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126

Xem các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang