• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đồng Tháp: Chuyển biến tích cực trong việc ứng dụng bao xoài bằng túi xốp

Nguồn tin: Báo Đồng Tháp, 21/04/2014
Ngày cập nhật: 23/4/2014

Bao trái xoài bằng túi xốp hiện không còn là kỹ thuật xa lạ đối với nhà vườn. Nếu như trước đây, bao trái bằng túi xốp chỉ được ứng dụng ở các mô hình trình diễn thì giờ đây kỹ thuật này trở thành phổ biến.

Xoài bao trái được thương lái mua giá cao hơn so với xoài được sản xuất theo kiểu truyền thống

Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, kỹ thuật bao trái được thực hiện lần đầu tiên ở huyện Cao Lãnh vào khoảng năm 1997. Tuy nhiên, phải đến năm 2000, sau nhiều chương trình khuyến nông của địa phương và sự hỗ trợ kỹ thuật của Trung tâm Ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật (Viện Cây ăn quả miền Nam) thì kỹ thuật bao trái xoài bằng nguyên liệu túi xốp mới thật sự được ứng dụng rộng rãi.

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường cũng như nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, nhiều nhà vườn có những cách nhìn mới đối với việc ứng dụng bao trái trên xoài. Từ nghi ngờ, e dè của buổi đầu, dần dần nhà vườn tin tưởng tuyệt đối về tính hiệu quả của túi xốp.

Cụ thể là số lượng bao trái được sử dụng tăng dần qua từng năm, năm 2000 số lượng bao trái tiêu thụ rất khiêm tốn, chỉ khoảng từ 5 - 10 nghìn bao/năm, đến năm 2006 bao trái tăng lên 50 nghìn bao/năm. Hiện nay, theo thống kê sơ bộ của Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh, số lượng bao trái tiêu thụ trên địa bàn huyện Cao Lãnh khoảng 3 - 4 triệu bao/năm. Hiện tại diện tích trồng xoài của huyện Cao Lãnh là 3.700ha, trong đó diện tích đã áp dụng kỹ thuật bao trái chiếm khoảng 70%. Xoài Cao Lãnh và xoài Cát chu Cao Lãnh là hai giống xoài chủ lực được nhà vườn ưu tiên áp dụng.

Sử dụng bao trái bằng túi xốp tránh được sự va chạm cơ học do gió gây ra trên trái xoài, do đó giảm sự xâm nhập của nấm và vi khuẩn qua vết thương. Với kỹ thuật bao trái, nhà vườn hạn chế tối đa bệnh thán thư và xì mủ trên trái gây ra, làm tăng năng suất từ 20 - 30% và tăng chất lượng trái xoài sau thu hoạch. Từ đó, màu sắc trái đẹp, bệnh trái sau thu hoạch giảm, giúp kéo dài thời gian bảo quản từ 3-5 ngày so với bình thường.

Kỹ thuật bao trái với chất liệu đặc biệt nhập nội từ nước ngoài với nhiều ưu điểm như: không thấm nước, có khả năng cho ánh sáng xuyên qua và duy trì màu sắc trái như trong điều kiện sản xuất bình thường. Đặc biệt túi xốp có thể sử dụng qua 2 mùa và dễ phân hủy trong môi trường bình thường nên hạn chế được vấn đề ô nhiễm môi trường.

Nhờ sử dụng bao trái nên nhà vườn giảm được lượng đáng kể thuốc hóa học phun trừ sâu bệnh trên xoài. Nếu so sánh với sản xuất truyền thống thì kỹ thuật bao trái bằng túi xốp tăng lợi nhuận cho nhà vườn trung bình 50 triệu đồng/ha/năm. Nhà vườn có điều kiện đảm bảo sức khỏe hơn vì hạn chế tiếp xúc thường xuyên với thuốc bảo vệ thực vật.

Bên cạnh đó, do nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng nên xoài bao bằng túi xốp được thị trường đón nhận nồng nhiệt. Trung bình, xoài được bao trái có giá cao hơn sản xuất thông thường từ 2 - 3 nghìn đồng/kg đối với xoài Cát chu Cao Lãnh và 5 - 10 nghìn đồng/kg đối với xoài Cao Lãnh, góp phần tăng lợi nhuận cho nhà vườn từ 30 - 50 triệu đồng/ha.

Ông Nguyễn Công Sơn, Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh cho biết: “Mặc dù qui trình sản xuất xoài áp dụng bao trái thể hiện nhiều tính ưu việt và được nhà vườn nhiệt tình hưởng ứng. Tuy nhiên, để áp dụng hiệu quả qui trình này đòi hỏi phải tốn nhiều lao động trong khâu bao trái, trong khi vấn đề thiếu lao động trong sản xuất nông nghiệp là khó khăn nhiều nhất của địa phương. Song song đó, một số diện tích vườn xoài trên địa bàn được trồng từ hột nên tán cây cao lớn gây khó khăn trong quá trình bao trái. Hiện tại, giá thành của túi xốp vẫn còn khá cao, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bao trái chưa đạt hiệu quả như mong đợi trên địa bàn huyện”.

Mỹ Lý

Các tin mới:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014

 

 

Xem các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126

Xem các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang