• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cước phí tăng, giá xoài giảm: Chủ vựa và nông dân lao đao

Nguồn tin: Báo Khánh Hòa, 07/04/2014
Ngày cập nhật: 8/4/2014

Xoài vận chuyển ra phía Bắc bị tăng giá cước vận tải lên gấp đôi, trong khi giá thu mua xoài bị giảm đi một nửa. Điều này khiến người dân ở vựa xoài Cam Lâm, Khánh Hòa âu lo.

Lượng đặt hàng giảm

Ngày 4-4, 4 ngày sau khi Bộ Giao thông vận tải đồng loạt triển khai kiểm tra tải trọng xe lưu thông trên các quốc lộ trọng điểm, chúng tôi có mặt tại huyện Cam Lâm. Tuy đang là thời điểm thu hoạch xoài canh nông (chiếm 70% diện tích xoài trên địa bàn huyện) nhưng không khí thu mua ảm đạm, khác hẳn mọi năm. Dọc trục Quốc lộ 1A, đoạn từ địa phận xã Cam Hải Tây đến thị trấn Cam Đức, chúng tôi đếm được 5 - 6 vựa xoài đóng cửa. Ở vài vựa xoài khác, tuy có người nhưng cũng chỉ ngồi chơi. Từ sáng tới trưa không thấy xe tải đậu chờ “ăn hàng”.

Chủ vựa không vội đóng hàng vì người thu mua phía Bắc báo giá thấp, mua ít.

Chị Nguyễn Thị Yến - chủ một vựa xoài ở xã Cam Hải Tây ngán ngẩm nói: “Chơi dài thôi! Cước phí vận tải đội lên cao như thế, ai thu mua nổi”. Theo chị Yến, trước ngày 1-4, vựa của chị bắt đầu thu mua xoài canh nông với giá 22.000 đồng/kg để chuyển ra miền Bắc. Nhưng từ ngày 1-4 đến nay, bạn hàng phía Bắc báo giá giảm đi một nửa, thậm chí chỉ còn bằng 1/3. Cụ thể: Xoài canh nông loại 1 giá 8.000 đồng/kg, loại 2 còn 4.000 đồng/kg. Lượng hàng cũng sụt giảm đáng kể, từ 50 thùng/ngày (60kg xoài/thùng) còn 15 - 20 thùng/ngày. Trong khi cùng thời điểm này năm ngoái, vựa của chị xuất trung bình 200 thùng/ngày. Hàng bán chậm, giá lại thấp nên chị Yến đã cho các nhân viên tạm nghỉ, chỉ người nhà chị đóng gói là đủ.

Một chủ vựa khác ở thị trấn Cam Đức than thở, từ sáng tới trưa, vựa này chẳng có ai gọi điện thoại đặt mua. Vì nể mấy nông dân đã bán xoài cho mình nhiều năm, chị phải ra vựa để cân hàng. Chỉ chỗ xoài canh nông loại 1 đang nằm chất đống, chị nói: “Bạn hàng chở tới nhưng tôi chưa muốn đóng gói, vì chẳng biết chuyển đi đâu. Ngoài miền Bắc không mua, bán chợ lẻ quanh đây thì chẳng được bao nhiêu. Mình nhận hàng do giữ chữ tín với nông dân, nhưng nhận rồi chưa biết tính sao đây…”.

Tăng cước do phải giảm tải trọng

Một lái xe tải đi qua thị trấn Cam Đức cho biết, cước phí vận tải tăng là tình hình chung trên cả nước. Chủ trương kiểm tra tải trọng xe lưu động trên đường bộ đã khiến nhiều lái xe phải giảm tải trọng. Do quãng đường vận chuyển, việc tiêu hao nhiên liệu, chi phí ăn nghỉ dọc đường… không thay đổi nên cước phí vận tải phải tăng lên. Chị Trần Thị Thanh Hương (xã Cam Hải Tây) cho biết, nhiều bạn hàng ngoài Hà Nội đã báo ngưng lấy hàng hoặc lấy cầm chừng bởi cước phí vận tải tăng, họ ít lãi. Trước đây, cước phí vận tải trung bình 2 triệu đồng/tấn (2.000 đồng/kg). Sau ngày 1-4, người thu mua ở phía Bắc nói giá cước tăng lên 5 triệu đồng/tấn; cộng cả công bốc xếp, đóng hàng thì chi phí này khoảng 6.000 đồng/kg. Nếu giữ giá thu mua xoài 22.000 đồng/kg thì họ phải chi tổng cộng 28.000 đồng/kg, tới tay người tiêu dùng không dưới 30.000 đồng/kg nên rất khó bán. Giá xoài giảm mạnh là để bù cho cước vận tải tăng cao. Tính ra, khi cước vận tải tăng gấp đôi, giá xoài phải giảm một nửa…

Việc bạn hàng phía Bắc ngừng thu mua hoặc mua cầm chừng với giá thấp khiến các chủ vựa ở Cam Lâm khó khăn. Tuy nhiên, người thiệt thòi nhất vẫn là nông dân trồng xoài. Ông Nguyễn Văn Thơm (thôn 1, xã Cam Hiệp Bắc) - người có 147 cây xoài đang ra trái cho biết, năm ngoái, nhà ông lãi 70 triệu đồng; nhưng năm nay, với giá thu mua 8.000 đồng/kg, tiền bán xoài may ra sẽ bằng chi phí đầu tư. “Giá thấp cũng đành chịu! Mình là nông dân, chỉ có quyền bán hay không bán. Xoài chín, không thể ngồi chờ giá được”, ông Thơm than.

Ông Nguyễn Ta - Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cam Lâm thừa nhận, vụ xoài năm nay, nông dân “thiệt đơn thiệt kép”, bởi vừa mất mùa, vừa không được giá. Trong 4.021ha xoài (3.361ha đang cho trái), xoài canh nông chiếm tới 70%, nhưng diện tích không sâu bệnh chỉ chiếm 20 - 30%. Số này lại đang giảm giá từng ngày.

TIỂU MAI

Các tin mới:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014

 

 

Xem các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126

Xem các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang