• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hiệu quả trồng ổi xen cam

Nguồn tin: Báo Yên Bái, 04/04/2014
Ngày cập nhật: 7/4/2014

Yên Bái là một tỉnh miền núi có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp phát triển các loại cây ăn quả có múi, đặc biệt là cây cam. Tuy nhiên, hiện nay, đại đa số các vùng trồng cây ăn quả có múi một thời nổi tiếng như: cam Văn Chấn, bưởi Khả Lĩnh, Đại Minh và cam sành Lục Yên đang ngày càng giảm sút về năng suất, chất lượng và thu hẹp về diện tích.

Dự án “Trồng thử nghiệm ổi xen cam” tại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An nhằm hạn chế tối đa khả năng hạn chế tối đa khả năng xuất hiện và gây hại của rầy chổng cánh, tác nhân lan truyền bệnh Greening.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút về năng suất và chất lượng sản phẩm của hàng loạt các loại cây ăn quả có múi là vì bị sâu bệnh phá hoại. Có một loại bệnh rất phổ biến hiện nay chính là bệnh vàng lá Greening do rầy chổng cánh gây nên. Đây là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các vùng trồng cam, quýt trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đặc biệt là tại huyện Lục Yên.

Thời kỳ cao điểm, Lục Yên có diện tích trồng cam lên tới 300ha ở hầu hết các xã, nhiều nhất là Tân Lĩnh, Minh Chuẩn, Mường Lai, thị trấn Yên Thế... Từ năm 2005, diện tích trồng cam đã bị thu hẹp đáng kể. Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, từ năm 2007 đến nay, mỗi năm, Lục Yên có khoảng 4 - 8ha cam bị nhiễm bệnh người dân phải đốn bỏ.

Hiện nay, diện tích trồng cam của huyện chỉ còn chưa đầy 100ha, tập trung ở xã Mường Lai, Khánh Hòa và thị trấn Yên Thế. Nguyên nhân diện tích trồng cam giảm mạnh là do cây cam bị bệnh vàng lá Greening. Mới đầu, bệnh gây hại trên từng cành, sau đó lây lan dần ra cả cây. Lá bị bệnh có màu vàng loang lổ, lá nhỏ lại và thường bị lệch tâm. Quả bị bệnh nhỏ, chậm phát triển và cũng bị lệch tâm. Khi bổ quả bị lệch thường thấy hạt lép. Quả từ cây bị bệnh khi chín thường loang lổ màu xanh, vàng xen kẽ. Cây bị bệnh nặng thường thấy hiện tượng ra hoa trái vụ.

Các cành lá vàng và khô cả cành rồi khô đi. Chính vì thế, nhiều nơi gọi bệnh này là hiện tượng cây khô lá vàng. Nhiều biện pháp phòng trừ rầy chổng cánh như nuôi kiến vàng Oecophylla smaragdina, sử dụng dầu khoáng, thuốc trừ sâu lưu dẫn đã được bà con vùng trồng cam, quýt thử nghiệm nhưng hiệu quả mang lại chưa được như mong muốn.

Từ thực tế này, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Yên Bái đề xuất xây dựng mô hình trồng ổi xen cam tại huyện Lục Yên. Kỹ sư Trịnh Thị Hằng - cán bộ Trung tâm cho biết: "Kỹ thuật trồng ổi xen cam đã được Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam nghiên cứu, thử nghiệm và cho kết quả cao. Theo đánh giá của Viện và nhiều địa phương đã áp dụng kỹ thuật trồng ổi xen cam thì hiện tượng nhiễm bệnh Greening ở cam, quýt giảm đáng kể. Trồng xen ổi vào vườn cây có múi được nhiều nhà vườn quan tâm hiện nay. Đây là biện pháp ít tốn kém, mang lại thu nhập từ cây ổi sau một năm thay vì chỉ trồng thuần cây cam ba năm sau mới bắt đầu có thu nhập".

Việc xây dựng mô hình tại huyện Lục Yên góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích đất canh tác. Ngoài ra, đó còn là một trong những biện pháp sinh học góp phần giảm thiểu tình trạng sâu bệnh hại cây có múi, là giải pháp hữu hiệu bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương cũng như là nơi tham quan, học tập để nhân rộng mô hình tại tỉnh Yên Bái. Thông qua tham gia xây dựng mô hình, người dân cũng được tiếp cận tiến bộ kỹ thuật mới, giúp giảm thiểu tác hại của rầy chổng cánh hại cây có múi, tăng năng suất thu hoạch trên một đơn vị diện tích đất trồng.

Hồng Hiệp

Các tin mới:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014

 

 

Xem các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126

Xem các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang