• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phú Yên: Người trồng dưa chồng chất khó khăn

Nguồn tin: Báo Phú Yên, 20/03/2014
Ngày cập nhật: 21/3/2014

Do thời tiết bất lợi, lạnh về đêm, ngày nắng gắt, các giếng nước bị khô đáy, thiếu nước tưới, khiến năng suất dưa hấu trồng tại các huyện miền núi trong tỉnh Phú Yên giảm mạnh. Thêm vào đó, giá dưa giảm chỉ còn 4.000 đến 5.000 đồng/kg, cũng đồng nghĩa với việc nông dân đối mặt với nguy cơ thua lỗ nặng.

Thu hoạch dưa hấu tại xã Ea Trol (Sông Hinh) - Ảnh: H.NAM

Chi phí tăng

Ông Nguyễn Tấn Thanh trồng dưa hấu ở thôn Kỳ Đu, xã Xuân Quang 2 (Đồng Xuân) than thở: Năm trước tiền thuê đất và các chi phí khác để trồng 1ha dưa hấu từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng, còn năm nay, ngoài việc đầu tư số tiền trên, giữa mùa tôi còn đầu tư gần 5 triệu đồng để đào giếng nhưng vẫn không đủ nước tưới cho dưa. Thêm vào đó, ban đêm tôi còn phải thức túc trực để tưới nước, may ra đất mới đủ độ ẩm”.

Nắng hạn làm cho ruộng dưa của ông Trần Nhất (một người ở tỉnh Bình Định đến thôn Kỳ Đu thuê đất trồng dưa) bị khô héo. Khu vực trồng dưa ở trong hóc núi, để có nước tưới, ông Nhất phải đào giếng dưới suối, sau đó bơm nước lên nhưng vẫn không đủ nước. “Vừa rồi tôi bỏ ra gần 7 triệu đồng đào thêm giếng cách xa khu vực trồng dưa gần 2 cây số, mua đầu bơm tống (lực đẩy mạnh), đường ống tưới cho dưa. Do bị khô hạn đứt quãng nên dưa chậm phát triển”, ông Nhất nói.

Theo nhiều nông dân, dưa hấu không thể trồng liên tục trên một vùng đất, mà sau mỗi vụ thu hoạch, “trả” đất lại cho cây trồng khác ít nhất 3 năm thì mới có thể trồng lại dưa. Vì vậy những năm qua nhiều người thuê đất khu vực bằng phẳng trồng dưa, nay hiếm đất nên thuê vùng gò đồi và gặp nắng kéo dài, khô hạn đã làm nhiều diện tích dưa giảm năng suất.

Cũng do hiếm đất trồng nên năm nay tại xã Xuân Lãnh (Đồng Xuân) dưa hấu “leo” đồi. Những ngày qua thời tiết nắng nóng, nhiều người trồng dưa ở đây phải chạy đôn chạy đáo dời máy bơm, mua ống dẫn nước để tưới cho dưa. Bà Phan Thị Liên trồng dưa ở xã Xuân Lãnh phân trần: “Do nước khan hiếm nên phải dời máy bơm liên tục.

Mới đây tôi mua thêm 2 khoanh ống dây (mỗi khoanh dài 500m) rải qua 2 quả đồi mới đến khu vực trồng dưa. Điều này khiến chi phí trong quá trình trồng dưa tăng cao nhưng năng suất chỉ đạt khoảng 40 tấn/ha, giảm 20 tấn so với năm trước”.

Giá dưa giảm

Tại khu vực trồng dưa ở các xã Ea Trol, Ea Bia (Sông Hinh) dưa hấu đã đến kỳ thu hoạch nhưng các thương lái chỉ mua với giá 4.000 đồng/kg, giảm 50% so với năm trước. Ông Trần Thanh Sang, trồng dưa ở xã Ea Bia cho hay: “Khi dưa vừa ra trái, nhiều người đến đặt hàng mua với giá 8.000 đồng/kg, nhưng gần đây chỉ trả 4.000 đồng/kg mà lại lựa những trái nặng từ 2,5kg trở lên. Số dưa nhỏ thương lái chê thì bán lại cho những người bán lẻ tại các chợ hay dọc đường giao thông, được đồng nào hay đồng nấy để gỡ lại vốn.”.

Vụ dưa năm ngoái, toàn huyện Sông Hinh chỉ trồng khoảng 150ha, còn năm nay diện tích dưa ở địa phương này lên tới 200ha. Lý do diện tích dưa tăng vọt là cùng thời gian này năm trước, nhiều thương lái tìm đến mua dưa với số lượng lớn, đẩy giá lên 8.000 đồng/kg không kể trái dưa lớn hay nhỏ. Ông Trần Nhất cho biết thêm, năm trước 1ha dưa cho lãi khoảng 50 triệu đồng, còn năm nay lỗ 30 triệu đồng, cá biệt có hộ trắng tay vì dưa không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Trung Quốc. Còn ông Nguyễn Bình ở tỉnh Bình Định đến xã Ea Trol thuê đất trồng dưa hấu cho biết: Đầu ra dưa hấu phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc nên người trồng không thể chủ động được giá, nguy cơ thua lỗ rất cao. Và thực tế năm nay người trồng dưa đã nếm phải một mùa “dưa đắng”.

Bà Đặng Thị Lành, Phó chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, SởNN-PTNT Phú Yên, cho biết vụ dưa năm nay toàn tỉnh trồng gần 600ha, tập trung chủ yếu tại các huyện Đồng Xuân, Sông Hinh và Sơn Hòa. Năm nay thời tiết khắc nghiệt, nắng hạn kéo dài, đa số cây trồng cạn thiếu nước, vì vậy ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân chuyển đổi cây trồng cho phù hợp với chân đất để tránh thiệt hại về kinh tế.

MẠNH HOÀI NAM

Các tin mới:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014

 

 

Xem các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126

Xem các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang