• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hiệu quả từ mô hình cánh đồng mẫu dừa

Nguồn tin: Báo Công Thương, 05/03/2014
Ngày cập nhật: 7/3/2014

Để tạo vùng nguyên liệu dừa lớn phục vụ cho xuất khẩu, đảm bảo sản phẩm dừa được tiêu thụ với giá ổn định, tăng thu nhập cho người dân, tỉnh Bến Tre đã quyết định triển khai thực hiện mô hình cánh đồng mẫu trên cây dừa (CĐMD), qua đó tạo sự kết nối giữa doanh nghiệp (DN) và nông dân (ND), giảm các chi phí trung gian, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho ND, góp phần xây dựng nông thôn mới .

Tham gia CĐMD, bà con yên tâm về đầu ra sản phẩm

Tỉnh Bến Tre đã triển khai thí điểm ở xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm. Bước đầu, mô hình đã mang lại hiệu quả thiết thực, thu hút được sự quan tâm của đông đảo người trồng dừa.

Mô hình “độc” nhất cả nước

Mấy năm trước, trồng dừa ND thu lợi nhuận không nhiều vì phải qua khâu trung gian, vận chuyển. Từ khi bà con tham gia cánh đồng mẫu, không chỉ chi phí sản xuất giảm mà còn tăng thu nhập từ việc trồng xen cây ăn quả và nuôi tôm càng xanh. Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre cho biết, mô hình CĐMD ở huyện Giồng Trôm là mô hình “độc” nhất của cả nước kể cả về quy mô lẫn số hộ dân tham gia. Ông Huỳnh Thanh Hùng – nguyên Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre, người “khởi xướng” và rất tâm huyết với mô hình này cho biết: Tháng 7/2012, mô hình CĐMD đã được triển khai trên địa bàn xã Châu Bình với quy mô gần 1.200 héc-ta, gần 1.800 hộ dân tham gia. Mô hình đã giúp các nông dân liên kết, hỗ trợ lẫn nhau theo quy trình sản xuất tiến bộ, góp phần thay đổi tập quán canh tác truyền thống, nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất tập trung, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Với mô hình này, dù thị trường tác động như thế nào, người trồng dừa vẫn có thể tiêu thụ sản phẩm thông qua sự liên kết với DN. “Ngoài việc được hỗ trợ đầu vào như: Cây giống, vật tư nông nghiệp, kỹ thuật, nông dân tham gia mô hình còn bán dừa với giá cao hơn thị trường nên ai nấy cũng đều phấn khởi. Phấn khởi nhất là khi tham gia vào mô hình này thì đầu ra của trái dừa đều được các doanh nghiệp bao tiêu” – anh Nguyễn Văn Lộc, một nhà vườn hồ hởi nói. Đa phần các hộ dân tham gia mô hình đều tỏ ra hết sức tâm đắc, bởi không chỉ sản phẩm được ổn định đầu ra, giá cao, thì lợi ích lâu dài là vườn dừa được cải tạo một cách bài bản, tươi tốt và cho năng suất cao hơn.

Mô hình CĐMD tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa “4 nhà”. Theo đó, liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp; giữa nông dân với doanh nghiệp thu mua sản phẩm dừa; nông dân và nhà khoa học (qua việc thành lập tổ hướng dẫn kỹ thuật hỗ trợ nông dân quy trình sản xuất tiên tiến); nông dân với Nhà nước (giúp nông dân tổ chức lại sản xuất, tạo điều kiện để nông dân vay vốn sản xuất, vận động doanh nghiệp tham gia mô hình).

Nhân rộng mô hình

Diện tích dừa tham gia CĐMD đang ngày càng tăng và hiệu quả kinh tế cũng thay đổi rõ rệt, qua đó cho thấy chủ trương này là đúng đắn, mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp. Ông Võ Văn Nam – Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre cho biết: "Mô hình CĐMD là loại hình kinh tế hợp tác có tính chất bền vững cũng là cách hiệu quả để người dân cùng nhau liên kết làm ăn, không lo về đầu vào và đầu ra. Thời gian đầu thử nghiệm mô hình gặp không ít khó khăn. Một số ND không tuân thủ đúng quy trình đã được hướng dẫn, chưa mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, rồi hệ thống thương lái thu mua chi phối lớn đến lợi nhuận của ND... Qua gần 2 năm triển khai mô hình CĐMD nhận được sự đồng tình của bà con rất cao. Để mô hình đem lại hiệu quả cao nhất, chúng tôi triển khai thí điểm mô hình trồng mẫu để qua đó giúp bà con nông dân quan sát, học tập, truyền đạt kinh nghiệm, trao đổi kỹ thuật kể cả về mật độ và diện tích trồng dừa nhằm đem lại hiệu quả thiết thực nhất”. Ngoài lợi nhuận từ cây dừa, mô hình trên còn giúp người dân địa phương tăng thêm thu nhập bằng cách tham gia sơ chế dừa trái tại các điểm thu mua, với thu nhập khoảng 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, trong quá trình thực hiện mô hình, ngành nông nghiệp tỉnh còn định hướng bà con nhà vườn thực hiện một số mô hình nuôi trồng xen canh trong vườn dừa, như trồng cây ca cao, chanh, bưởi, nuôi ong lấy mật... góp phần tăng thêm thu nhập cho bà con.

Ngoài các công ty đã liên kết, định hướng trong thời gian tới ngành nông nghiệp địa phương tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp khác tham gia mô hình. Theo đó, các công ty này sẽ phối hợp với các nhà khoa học tổ chức lớp các hội thảo, tập huấn; cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thu mua sản phẩm dừa cho người dân.

Đức Khánh – Văn Xây

Các tin mới:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014

 

 

Xem các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126

Xem các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang