• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Trồng quýt ở vồ Đầu

Nguồn tin: Báo An Giang, 15/12/2014
Ngày cập nhật: 16/12/2014

Lần đầu tiên, thầy giáo Trần Hoàng Anh (Trường tiểu học B An Hảo, Tịnh Biên, An Giang) thiết kế vườn đồi và thành công với cây trồng có múi. Đó là quýt đường - loại cây ăn quả hơi… khó tính xuất hiện ở vồ Đầu, được cư dân núi Cấm hết lời khen ngợi.

Với trên 2 công đất đồi dốc trồng quýt, đợt rằm tháng mười vừa rồi, thầy giáo Trần Hoàng Anh thu trên 1 tấn trái. “Mới hái trái lai rai, chỉ bắt đầu vô mùa, nhưng thấy ham lắm. Cuối tháng mười và đầu tháng mười một, vườn quýt này sẽ thu hoạch rộ” – anh cho hay.

Tin vườn quýt đường của anh thu hoạch, cả vùng núi Cấm ai cũng theo dõi, bởi đây là mô hình đầu tiên và gần như “độc nhất vô nhị” ở vồ Đầu.

Anh Nguyễn Văn Lường (cư dân sở tại) tỏ ra khâm phục: “Một mình thầy giáo Hoàng Anh bạo dạn trồng thử, kết quả hơn cả mong đợi. Ở đây, có nhiều người muốn trồng, nhưng không dám đầu tư”.

Theo anh Lường, kỹ thuật rất cần thiết, kế đến là giống, biện pháp canh tác cũng không thể xem nhẹ.

Thầy giáo Trần Hoàng Anh trồng quýt đường

Trần Hoàng Anh quê ở Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) lên núi Cấm lập nghiệp và chọn vồ Đầu định cư từ năm 1985.

Công việc mưu sinh ban đầu, anh chỉ biết dựa vào núi rừng, chưa tự tạo được gì đáng kể, vả lại bấy giờ tuổi đời mới đôi mươi.

Anh kể, khí hậu ở đây lành lạnh quanh năm suốt tháng, trồng su là thích hợp nhất. Vậy là, anh định vào đó để sống căn cơ, vừa tham gia dạy học.

Dần dà sau này, nghe đồn bên khu vực chùa Phật Nhỏ xuất hiện vườn quýt hồng, anh lội qua coi, rồi nảy sinh ý định trồng thử trên đất nhà.

“Tôi về quê học hỏi điều kiện chọn đất, cách thức chăm sóc rất kỹ lưỡng. Xét thấy phù hợp, mới mạnh dạn đặt cây giống đem về trồng” – anh kể.

Diện tích vườn của thầy giáo Trần Hoàng Anh thuộc khu vực đồi dốc, cắt ngang bởi nhánh suối Thanh Long, có nước chảy liên tục.

Năm 2008, anh trồng thử quýt đường khoảng 1 công, cây sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh.

Đúng 4 năm sau, quýt bắt đầu cho trái, năng suất đạt yêu cầu, chất lượng ngon ngọt.

Thấy vậy, anh tiếp tục trồng thêm 1 công nữa, chăm sóc theo phương châm “lấy ngắn nuôi dài”.

Kết quả niên vụ 2013 - 2014, cả 2 công quýt đường đều cho trái đồng loạt, thu vô trên 3,5 tấn trái.

“Quả là đất không phụ lòng người, không uổng công mình đầu tư. Mừng lắm” – anh phấn khởi.

Trên đỉnh núi Cấm, chỉ mỗi mình anh có loại quýt đường, vừa bán cho người hành hương và khách du lịch, vừa đưa về Cửa khẩu Tịnh Biên tiêu thụ.

Bưởi ruột hồng trồng thử ở vồ Đầu

Theo âm lịch, thời vụ thu hoạch quýt đường của thầy giáo Trần Hoàng Anh dường như cũng sớm hơn năm ngoái, giá cả có phần dao động. Thắng lợi lớn mà anh giành được là sự thành công của mô hình mới.

Từ khi có điện lên núi Cấm và tỏa đi các ngã trên đỉnh núi, anh sử dụng điện để tưới làm cho cây quýt sung sức và không bị sượng lúc dứt mùa mưa.

“Mần ăn thấy có lý, tôi mới đưa thêm quýt trồng xen vườn đồi. Khi quýt tấn lên, đốn bỏ cây phụ trợ, thành vườn chuyên canh” – anh Hoàng Anh cho biết.

Hiện tại, anh chọn cam mật và bưởi ruột hồng trồng được cỡ 5 công. Như vậy, tương lai không xa, anh sẽ có vườn cây ăn trái đặc sản, thích hợp với khí hậu ở vồ Đầu và phát triển dịch vụ - du lịch núi Cấm.

Hướng dẫn đi thăm vườn quýt của thầy giáo Trần Hoàng Anh, ông Phạm Việt Tân, Trưởng ban Nhân dân ấp Vồ Đầu (xã An Hảo), nói vui: “Thấy ham quá. Mà, đâu phải ai muốn cũng được, còn đòi hỏi địa hình đồi dốc và lệ thuộc vào thời tiết nữa”.

Thế nhưng, thầy giáo Trần Hoàng Anh mạnh dạn lập vườn đồi trồng quýt đường, quyết chí tiếp cận tiến bộ kỹ thuật và ứng dụng thành công.

Theo ông Tân, với lợi thế khí hậu và nguồn nước nhánh suối Thanh Long, tiềm năng vườn cây ăn trái đặc sản ở vồ Đầu còn rất lớn.

Cư dân trong khu vực cũng kỳ vọng, sự thành công của thầy giáo Trần Hoàng Anh sẽ được nhân rộng để vồ Đầu (núi Cấm) có thêm nhiều miếng vườn đồi, vườn rừng tương tự.

“Nhiệt độ trung bình ở khu vực vồ Đầu (núi Cấm) khoảng 25oC và ổn định quanh năm. Đây là điều kiện hạn chế sâu bệnh gây hại cây trồng, thích hợp với các loài cây ăn quả có múi” – ông Dương Ánh Đông, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật Tịnh Biên, nói.

TRỌNG ÂN

Các tin mới:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014

 

 

Xem các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126

Xem các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang