• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thanh long Bình Thuận: “Gập ghềnh” nơi biên giới: Không sòng phẳng trong giao dịch

Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 09/12/2014
Ngày cập nhật: 10/12/2014

Ứng phó với thị trường đầy rủi ro

Tình trạng doanh nghiệp bị trả nợ chậm hoặc bị xù nợ vẫn thường xuyên xảy ra. Nhưng không vì thế mà hình thức buôn bán biên mậu này ngưng hoạt động. Các doanh nghiệp vẫn tiếp tục đưa thanh long ra biên giới và trải qua cùng tâm trạng. Một chủ xe container chở 20 tấn thanh long từ Hàm Thuận Nam ra biên giới kể: “Lúc nào cũng vậy, tại bãi có nhiều xe chở thanh long từ các tỉnh khác đến, nhưng họ đều khai với Hải quan là thanh long xuất xứ Bình thuận. Không biết qua Pò Chài bán giá bao nhiêu, nhưng chờ đợi cực quá…”.

Bãi xe khu vực cửa khẩu Pò Chài luôn nhộn nhịp

Không thể phủ nhận là buôn bán biên mậu giữa hai nước đã góp phần tích cực trong quan hệ thương mại, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và người trồng thanh long ở Bình Thuận tiêu thụ được sản phẩm. Song, phương thức buôn bán biên mậu phía Trung Quốc (TQ) thường đưa ra những chính sách nhằm làm giảm cầu bên nhập khẩu và gây ứ đọng nguồn cung bên xuất để dễ dàng đánh tụt giá. Hiện khả năng kho bãi cả hai phía chỉ đáp ứng tối đa 300 xe/ngày. Trong khi đó vào mùa vụ giao thương có tới hàng ngàn xe vận chuyển hàng hóa xuất khẩu nên tình trạng ách tắc, ứ đọng hàng hóa tại cửa khẩu. Tại cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài hàng ngày có hơn 100 xe container vận chuyển thanh long sang đứng chờ bán hàng. Phương thức bán chủ yếu là giao dịch tại chợ đầu mối. Doanh nghiệp thanh long Bình Thuận vận chuyển toàn bộ thanh long qua cửa khẩu Pò Chài để giao dịch, tiêu thụ. Trong 3 ngày xe container của doanh nghiệp Việt Nam (VN) phải rời bãi trở về VN nên nhiều lúc phải “bán tháo bán đổ”, không được chở hàng về nếu không sẽ bị phạt. Việc ký kết hợp đồng xuất khẩu chỉ mang tính thủ tục phục vụ khai báo hải quan chứ ít có giá trị pháp lý. Khi buôn bán biên mậu các doanh nghiệp TQ yêu cầu doanh nghiệp VN ghi sai số lượng, chất lượng và giá cả trong hợp đồng để hạ thấp giá trị lô hàng. Từ đó, tiền nộp thuế VAT giảm; khi thanh toán số tiền chênh lệch so với thực tế doanh nghiệp TQ sẽ thanh toán riêng cho doanh nghiệp VN. Ông Huỳnh Tấn Lợi, chủ cơ sở kinh doanh thanh long ở Hàm Thuận Bắc cho biết: “Biết rằng mua bán biên mậu kiểu này, các thương nhân TQ có lợi, nhưng vì doanh nghiệp ở Bình Thuận có quy mô nhỏ, năng lực ngoại thương yếu…nên phải đành chấp nhận phương thức này để bán hàng được nhanh, được nhiều. Từ đó nảy sinh tình trạng bên mua xù nợ không thanh toán cho bên bán. Khi tranh chấp thì rất khó xử lý, vì doanh nghiệp Bình Thuận không đủ cơ sở để khởi kiện nên đành chịu thiệt”.

Cần sự góp sức nhiều ngành

Hiện trên địa bàn toàn tỉnh có 46 doanh nghiệp kinh doanh thanh long (trong đó có 14 doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch trái thanh long tươi); hàng năm xuất khẩu chính ngạch chỉ chiếm 20% sản lượng; bán nội địa 15%, còn lại 65% sản lượng thanh long Bình Thuận được xuất khẩu theo phương thức biên mậu, chủ yếu tại chợ đầu mối thuộc biên giới TQ nên sự ràng buộc, ký kết hợp đồng giữa hai bên thiếu chặt chẽ về mặt pháp lý mà phần thiệt, phần rủi ro vẫn dồn vào doanh nghiệp thanh long Bình Thuận. Do vậy, các doanh nghiệp kinh doanh thanh long cần tăng giao dịch chính ngạch xuất khẩu sang thị trường nhiều nước.

Thương lái Trung Quốc giao dịch mua bán thanh long với doanh nghiệp Việt Nam tại cửa khẩu

Trước thực trạng này nhiều người am hiểu cho rằng trước mắt các doanh nghiệp phải nâng cao trình độ ngoại thương, tăng cường hợp tác liên kết giữa các doanh nghiệp. Bên cạnh đó các ngành liên quan tiếp tục tăng cường xúc tiến thương mại; người sản xuất nâng cao chất lượng an toàn trái thanh long bằng chương trình sản xuất thanh long VietGAP. Còn các địa phương tăng cường các biện pháp quản lý thị trường, nhất là các đối tượng mua bán trung gian, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, tranh mua giành bán gây rối loạn thị trường; hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch thanh long vào các thị trường; khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư kho bảo quản dự trữ thanh long tại cửa khẩu giúp điều tiết sản lượng thanh long cung cấp ra thị trường khi thu hoạch rộ, cung nhiều hơn cầu. Mặt khác, Hiệp hội Thanh long Bình thuận cần mở đại diện tại Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Nội để nắm thông tin thị trường nhằm ứng phó với những bất lợi về giá, cung – cầu tại đầu mối thu mua thanh long, giảm rủi ro buôn bán thanh long tại biên giới phía Bắc. Đây là một hành trình thực hiện trong thời gian dài, nhiều khó khăn, nhưng quyết định sự phát triển bền vững của thanh long Bình Thuận.

PGS. TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp Bộ Công Thương:

Đối với mặt hàng thanh long có kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 67% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, để giảm xuất khẩu theo phương thức biên mậu sang Trung Quốc, cần phải mở rộng sang các thị trường khác. Song, nếu muốn xuất khẩu thanh long sang Đài Loan, thanh long phải được chiếu nhiệt để diệt trừ mầm bệnh; xuất khẩu sang Mỹ, Úc, Nhật thì phải chiếu xạ thì mới đạt tiêu chuẩn chất lượng của các nước này.

Điều tra: LÊ THANH

Các tin mới:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014

 

 

Xem các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126

Xem các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang