• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hải Dương: Long đong “phận gấc”

Nguồn tin: Báo Hải Dương, 23/12/2012
Ngày cập nhật: 24/12/2012

Việc trồng gấc của nông dân Thanh Hà hoàn toàn tự phát, đầu ra không ổn định. Cho nên số lượng thu mua phụ thuộc vào thương lái, giá cả bấp bênh...

Tách màng gấc để sấy khô

Lúc thăng, lúc trầm

Khi vải liên tục rớt giá, người làm vườn Thanh Hà (Hải Dương) bắt đầu tính đến việc trồng xen canh nhiều loại cây ngắn ngày trên đất vườn để tăng thêm thu nhập. Người trồng xen gừng, người xen canh rau thơm, chanh, quất... và không ít hộ gia đình chọn gấc là cây trồng xen vải. Đơn giản là bởi cây gấc dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, rất thích hợp cho các vườn thổ cư, lại có thể tận dụng cả không gian của sông, ngòi, rãnh ở vườn chuyển đổi để bắc giàn. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Hà, thời kỳ cao điểm (năm 2007 - 2008), diện tích phủ gấc của cả huyện ước đạt vài chục ha. Ở một số xã như Liên Mạc, Thanh Sơn, Thanh Xá, Thanh Thủy... tỷ lệ hộ nông dân trồng xen gấc chiếm tới 50 - 70% số hộ làm vườn. Từ cây gấc, nhiều nông dân đã trở thành người sản xuất, kinh doanh giỏi với thu nhập từ 30 - 50 triệu đồng/năm như ông Mạc Văn Vạng ở Liên Mạc, ông Đoàn Hữu Thuật ở Thanh Sơn...

Tuy nhiên, từ năm 2009 trở lại đây, diện tích gấc của huyện Thanh Hà đã giảm đáng kể. Theo ước tính của Hội Nông dân xã Thanh Sơn, số hộ trồng gấc tại địa phương đã giảm tới 80% so với thời kỳ cao điểm. Nếu trước đây có gia đình trồng tới 400 - 500 gốc gấc, thì nay hộ nhiều cũng chỉ có vài chục gốc. Tình cảnh tương tự cũng diễn ra ở nhiều xã. Cây gấc bị phá bỏ để dành đất trồng ổi. Theo chủ một cơ sở sấy gấc ở xã Thanh Thủy, những năm trước, mỗi vụ gấc, cơ sở của anh có thể xuất tới 30 tấn màng gấc khô (tương đương 600 tấn gấc tươi), nhưng năm nay chỉ có thể xuất khoảng 15 - 20 tấn hàng khô. Ngoài nguyên nhân gấc mất mùa, còn lý do nữa là nguồn cung cấp gấc tươi trong huyện giảm nhiều so với trước. Cơ sở đã phải nhập thêm gấc từ các huyện lân cận như Nam Sách, Kim Thành... Hiện nay, cơ quan chuyên môn không thống kê được diện tích gấc còn bao nhiêu do cây trồng này chiếm tỷ lệ quá nhỏ so với các cây ăn quả khác trong huyện.

Lỏng lẻo liên kết

Trước hết, phải nói rằng, việc trồng gấc của nông dân Thanh Hà từ trước tới nay hoàn toàn tự phát. Huyện chưa có nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của cây gấc cũng như định hướng phát triển cho loại cây trồng này. Người dân trồng theo phong trào, lúc đắt thì đua nhau trồng, lúc rẻ lại đua nhau phá. Việc chọn giống, trồng và chăm sóc cây chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và hướng dẫn của nơi thu mua sản phẩm, nên năng suất, chất lượng quả có lúc không cao. Thêm vào đó, giá đầu ra không ổn định, khiến số phận cây gấc lúc nổi, lúc chìm. Giá gấc có khi đạt tới mức trung bình 7.000 - 8.000 đồng/kg, song cũng có lúc xuống chỉ còn 1.500 - 2.000 đồng/kg. Hiện nay, có nhiều giống gấc khác nhau như gấc nếp, gấc đá, gấc chôm chôm, gấc lai đen... Tuy nhiên chỉ gấc lai đen là được giá do chất lượng tốt, vỏ mỏng, cùi dầy, màu đỏ tươi. Các giống gấc ta, giá rẻ hơn so với gấc lai từ 1.500 - 2.000 đồng/kg.

Anh Nguyễn Hữu Phòng ở thôn Lại Xá, xã Thanh Thủy, người có 10 năm trong nghề thu mua gấc tươi để sấy cho biết: “Các sản phẩm từ gấc, bao gồm màng gấc khô, hạt gấc, cùi gấc được cung ứng chủ yếu cho các công ty dược. Các đơn hàng của tôi hằng năm không theo một mối cố định. Có năm cung cấp cho thị trường Hà Nội, năm lại bán cho Thái Bình, Nghệ An hoặc cho ngay các công ty trong tỉnh. Số lượng thu mua phụ thuộc vào họ, nên giá rất bấp bênh”.

Đã có lúc, người dân dựa vào doanh nghiệp để tìm đầu ra cho sản phẩm, song hai bên chưa tìm được tiếng nói chung, nên hợp tác thất bại. Ông Đoàn Hữu Thuật ở thôn Tráng Liệt, xã Thanh Sơn từng là điển hình tiên tiến vì trồng gấc giỏi, cho biết: “Cách đây mấy năm, cũng có công ty (tôi không nhớ rõ tên) về địa phương triển khai dự án trồng gấc. Họ cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật và hứa hỗ trợ người trồng một số vật tư cần thiết như phân bón, cột, dây làm giàn... Gia đình tôi là một trong những hộ tích cực tham gia dự án. Chúng tôi đã đầu tư hàng chục triệu đồng để làm giàn trồng gấc, nhưng chỉ được công ty hỗ trợ đợt đầu 1,5 triệu đồng. Sau đó, không thấy công ty hỗ trợ thêm các loại vật tư như đã hứa. Giống gấc công ty bán cho chúng tôi đến năm thứ hai thì thoái hóa, năng suất thấp. Công ty cũng dừng không thu mua sản phẩm, làm bà con phải bán ra thị trường với giá rẻ. Từ đó, người dân địa phương mất lòng tin vào doanh nghiệp, chủ động thu hẹp diện tích trồng gấc vì trồng không hiệu quả”.

Mới đây, tại cuộc làm việc với đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh khóa XV, lãnh đạo Công ty CP Dược - Vật tư y tế Hải Dương cho biết, công ty có cơ hội ký hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài để cung cấp một số sản phẩm từ gấc. Để thực hiện hợp đồng, cần có vùng nguyên liệu khoảng 50 ha. Tuy nhiên, đơn vị đang rất băn khoăn vì nếu ký hợp đồng với nước ngoài mà không thực hiện được sẽ bị phạt nặng. Trong khi ký hợp đồng với dân, lại lo nếu không có một cơ chế ràng buộc phù hợp, dân có thể không thực hiện đúng cam kết, bán sản phẩm cho nơi khác khi giá thị trường cao hơn giá thu mua của công ty...

Rõ ràng, khi các bên chưa bắt tay được với nhau, cơ hội để cây gấc trở thành cây trồng chính cho một vùng nguyên liệu dược phẩm, mang lại nguồn thu ổn định cho nông dân vẫn rất mong manh. Năm nay, do mất mùa, giá gấc lại tăng cao. Thời điểm cuối vụ, gấc lai đen đã đạt mức giá 12 nghìn đồng/kg. Theo một số người dân địa phương, ở Thanh Hà đã có người thu hàng trăm triệu đồng từ vụ gấc năm nay. Nhiều nông dân lại bắt đầu mua giống, bắc giàn chuẩn bị trồng lứa gấc mới. Để không tái diễn câu chuyện “được mùa, rớt giá” đối với gấc, cần có sự vào cuộc của ngành chuyên môn, xác định cây gấc phù hợp với thổ nhưỡng vùng nào nào nhất, trồng gấc ở đâu và giống nào cho chất lượng quả tốt nhất. Từ đó có sự kết nối với các doanh nghiệp nhằm tạo ra vùng sản xuất hàng hóa, bảo đảm nông dân có thị trường và thu nhập ổn định từ gấc...

NGUYÊN ANH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang