• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lộc Ninh (Bình Phước): Tiêu chết hàng loạt

Nguồn tin: Báo Bình Phước, 19/12/2012
Ngày cập nhật: 22/12/2012

Mùa mưa vừa dứt, hồ tiêu ở huyện Lộc Ninh (Bình Phước) lại chết hàng loạt. Giàu lên nhờ tiêu nhưng quay về hộ nghèo cũng vì tiêu chết... Tiêu chết vì bệnh chết nhanh chỉ phòng là chính vì rất khó cứu.

NẪU RUỘT VÌ TIÊU CHẾT

Giữa tháng 11, chúng tôi đến ấp Đồi Đá - nơi chuyên canh hồ tiêu lớn nhất của xã Lộc Khánh (Lộc Ninh) nhờ diện tích đất mới còn nhiều. Dọc theo con đường sỏi đỏ 135 vòng quanh những khu dân cư thưa thớt của ấp Đồi Đá, nhiều vườn tiêu xen kẽ những trụ xanh tốt là những trụ rủ lá đã ngả màu vàng.

Nhiều vườn tiêu ở Lộc Phú, Lộc Khánh bị xóa sổ hàng trăm nọc vì bệnh chết nhanh

Hộ chị Nguyễn Thị Kim Thoa ở tổ 1 có 1.200 nọc tiêu 11 - 15 năm tuổi, hiện đã có 600 nọc chết và nhiều nọc đang vàng úa, rủ lá. Dù mùa mưa đã dứt nhưng vợ chồng chị Thoa vẫn tranh thủ làm đất sạch để chuẩn bị xuống giống cà phê, vì chưa dám trồng lại tiêu trên nền đất cũ. Chị Thoa buồn bã: “Kinh tế gia đình được như ngày hôm nay tất cả nhờ vào cây tiêu”. Chị Thoa vẫn còn nhớ ngày tết Trung thu năm nay, chị và ban ấp đi vận động tổ chức đêm trung thu cho các cháu thiếu nhi. Vườn tiêu của gia đình chị Thoa nằm trên đồi đất đỏ thoai thoải được chăm sóc kỹ nên ai cũng khen đẹp. Thế nhưng, chỉ 10 ngày sau 1/2 diện tích phía dưới bỗng rủ lá, ngả màu vàng. Vợ chồng chị đã mua thuốc đổ vào gốc, xịt phủ nhưng không cứu được tiêu và 1 tuần sau cả 600 nọc chết hết.

Chị Thoa kể: Vợ chồng tôi đều xa xứ làm ăn, dành dụm mua được gần 1 ha đất trồng tiêu. 2 năm đầu chị trồng được 360 nọc, gối đầu đến năm 2001 thì phủ được 1.200 nọc. Nhờ có lương công nhân cạo mủ cao su đủ để chi tiêu nên tiền thu hoạch tiêu chị mở rộng diện tích và xây được căn nhà khang trang. 1.200 nọc tiêu (tiêu Lộc Ninh) tuy năng suất không bằng tiêu Ấn Độ, Vĩnh Linh nhưng mỗi năm gia đình chị Thoa thu về 4 tấn. Nhờ đó, chị mua thêm 1,5 ha điều, 3 ha cao su và năm 2011 trồng thêm 500 nọc tiêu mới. Tiêu chết, vợ chồng chị Thoa bần thần. Mùa tiêu đã cận kề, những chuỗi tiêu dài, trĩu quả mà “trời cho thấy nhưng chẳng được ăn”.

Cách vườn tiêu của gia đình chị Thoa không xa, hộ anh Đào Văn Hiền có 230 nọc tiêu 6 năm tuổi nhưng hơn 200 nọc bị chết gần 1 tháng trước. Chị Liễu - vợ anh đang lo lắng 30 nọc tiêu còn lại sẽ bị xóa sổ trước mùa tiêu năm 2012. Gia đình anh Hiền chỉ có 8 sào đất mua được nhờ tích góp từ làm thuê. 2 năm trước, vườn tiêu của anh Hiền cho thu hoạch chính, sản lượng đạt 4 tạ/năm. Nhờ tiêu được giá nên anh Hiền đủ nuôi hai con ăn học và gia đình anh thoát nghèo. Thế nhưng, hiện nay vườn tiêu chết gần hết, gia đình anh Hiền “mấp mé” trở về hộ nghèo trong năm 2013...

VÌ BỆNH CHẾT NHANH

Anh Nguyễn Văn Lượng, Chủ tịch Hội nông dân xã Lộc Khánh cho biết: Tháng trước, khi vừa dứt đợt mưa dầm kéo dài gần 1 tháng, nhiều hộ dân ở ấp Đồi Đá báo tin tiêu chết hàng loạt. Đến nay, chỉ riêng ấp Đồi Đá có khoảng 2.000 nọc tiêu đã bị xóa sổ. Xã Lộc Khánh phối hợp với Trạm bảo vệ thực vật khảo sát, điều tra thực tế. Sau đó, trạm khuyến nông tập huấn cho 40 hộ trồng tiêu tại vườn tiêu của hộ chị Thoa (có số lượng tiêu chết nhiều nhất). Trên cơ sở điều tra của trạm bảo vệ thực vật, các khuyến nông viên đã tập huấn, khuyến cáo nông dân biện pháp phòng bệnh chết nhanh cho vườn tiêu vào thời điểm đầu mùa và sau khi thu hoạch.

Kỹ sư Lê Văn Tú, Trạm bảo vệ thực vật huyện Lộc Ninh cho biết: Ở thời điểm chuyển mùa mưa sang mùa khô, bệnh chết nhanh trên cây tiêu xảy ra. Năm nay bệnh chết nhanh xảy ra trên diện rộng, số tiêu chết nhiều hơn, do tháng 9 và 10 mưa dầm kéo dài liên tục. Nhiều vườn tiêu thoát nước kém hoặc bồn quá sâu làm ứ nước dẫn đến tiêu bị úng. Do tiêu được giá nên nhiều hộ lạm dụng bón phân không đúng lượng, dẫn đến tiêu bị “bội thực” dễ lây nhiễm mầm bệnh. Ngoài ra, trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều hộ chưa tuân thủ theo 4 nguyên tắc đúng: Đúng lúc, đúng cách, đúng nồng độ và liều lượng. Khâu phòng trừ bệnh trong mùa mưa chưa được chú trọng cũng là nguyên nhân xảy ra dịch bệnh.

Theo số liệu thống kê của Trạm bảo vệ thực vật huyện, đầu tháng 11 toàn huyện Lộc Ninh có 10 ha hồ tiêu bị chết nhanh, xảy ra nhiều nhất ở Lộc Khánh, Lộc Phú. Tuy nhiên, trên thực tế thì diện tích hồ tiêu bị chết cao hơn nhiều, do nông dân không báo với khuyến nông viên của xã. Hiện tiêu vẫn tiếp tục chết vì bị lây từ các trụ tiêu đã nhiễm bệnh do nông dân không tiêu hủy và làm vệ sinh đất.

Bệnh chết nhanh được xem là dịch bệnh nguy hại nhất trên cây tiêu. Bệnh do nấm Phytothora gây ra, tuyến trùng nấm này di chuyển theo nước ngầm dẫn đến vườn tiêu đang xanh tươi bỗng rủ lá chết lan cả vườn. Khi tiêu đã có hiện tượng vàng, rủ lá nông dân hết cách chữa, vì bệnh đã tấn công phần non của rễ bị thối và chết nhiều tháng, dẫn đến tiêu không hút được dinh dưỡng, suy kiệt rồi chết.

Để phòng bệnh chết nhanh, kỹ sư Lê Văn Tú khuyến cáo: Nông dân thường xuyên thăm vườn, cắt tỉa nhánh tiêu nằm sát đất để tránh lây nhiễm và dễ kiểm tra, xử lý thuốc bảo vệ phần rễ. Đồng thời, kiểm tra phần cổ rễ cây tiêu để phát hiện rệp sáp. Dùng dao tách lớp vỏ cây để nhìn rõ, nếu lõi bên trong ngả màu đen thì không nên xử lý thuốc mà nhổ bỏ cả dây, xử lý hố và tiêu hủy trụ tiêu.

Theo kinh nghiệm thực tiễn chăm sóc vườn tiêu có tuổi thọ trên 20 năm của ông Trần Minh Chánh, ấp 6 (Lộc Hòa) và ông Nguyễn Bá Thịnh, ấp 4 (Lộc An), nông dân không nên lạm dụng phân bón hóa học mà tăng cường dùng phân hữu cơ đã hoai để bón cho vườn tiêu. Sau 2 năm thử nghiệm phủ thảm cỏ lạc dại cho vườn tiêu, ông Chánh phát hiện rệp sáp không còn. Ông Thịnh cho rằng: Không nên bón phân khi trời đang mưa dầm kéo dài liên tục 3 ngày trở lên.

Phương Hà

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang