• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Ngãi: Đổi đời từ cây keo

Nguồn tin: Báo Quảng Ngãi, 20/12/2012
Ngày cập nhật: 21/12/2012

Những năm gần đây, cây keo trở thành cây "chủ lực" và là nguồn thu nhập ổn định của người dân các huyện miền núi ở Quảng Ngãi. Nhờ cây keo mà nhiều người đã trở nên khấm khá hơn… Từ bao đời nay, người dân các huyện miền núi luôn sống nhờ vào lâm nghiệp, nhưng chưa biết cách bảo vệ và khai thác. Nhiều gia đình cuộc sống từ lâu chỉ quen với cách thức sản xuất trồng cây, nuôi con "ăn liền"… Nhưng sau khi thấy chủ trương và chính sách ưu đãi của Nhà nước nên đã tâm huyết đầu tư trồng rừng theo hướng lâu dài, bền vững.

Chúng tôi về một số thôn làng Cor vào những ngày chớm đông. Làng vắng vẻ, chỉ có trẻ con và người già ở nhà, còn tất cả đều lên rẫy trồng keo. Đối với đồng bào miền núi, những năm gần đây nhờ trồng keo mà nhiều gia đình đã đổi đời, có tiền làm nhà, mua xe máy và cho con ăn học.

Người dân xã Ba Lế (Ba Tơ) phát dọn thực bì để trồng keo.

Gặp chúng tôi, chị Phạm Thị Âm ở thôn Nước Lô, xã Ba Giang (Ba Tơ, Quảng Ngãi) hồ hởi khoe: "Có được nhà cửa để ở, xe máy để đi, con cái có tiền ăn học là nhờ bán keo hết đấy. Trước đây nhà tui làm gì có thể thu một lúc cả trăm triệu đồng, nhưng giờ thì được rồi. Tất cả cũng nhờ cây keo hết đấy, bà con chúng tui vui lắm".

Bên cạnh đó, cũng nhờ trồng keo mà bà con đồng bào miền núi có công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập. Hiện nay, một ngày công người dân có thể kiếm được 110 - 120 ngàn đồng. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số thì đây là một số tiền không nhỏ. Trước đây, nhiều người phải đi làm ăn xa, nhưng một ngày cũng chưa chắc kiếm được 100 ngàn đồng. Tuy có điều kiện để kiếm thêm thu nhập như thế nhưng ở thời điểm hiện nay việc thuê nhân công để trồng keo cũng không hề dễ dàng. Bởi trong thời gian này đang là mùa thuận lợi để trồng keo. Vả lại, người dân cũng vừa được cấp 1000 cây keo con/hộ theo Chương trình 30a: Hỗ trợ nông, lâm nghiệp, thủy sản cho đồng bào miền núi, nên ai cũng tranh thủ trồng.

Không để đất trống đồi trọc, sau khi thu hoạch xong, người dân lại tiếp tục trồng keo. Đối với người dân miền núi hiện nay, cây keo luôn là lựa chọn "số 1".

Ông Phạm Văn Noan - Chủ tịch UBND xã Ba Giang cho biết: Trước đây người dân Ba Giang chủ yếu trồng mì, trồng lúa. Thu nhập một năm chẳng đáng là bao. Thế nhưng, mấy năm trở lại đây nhờ trồng keo mà đời sống bà con đã khấm khá hơn, số hộ nghèo giảm xuống. Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ keo nên người dân đã biết chăm chút cho rừng keo của mình nhiều hơn. Họ thường xuyên phát chồi để cây keo có điều kiện phát triển. Bên cạnh đó, nhờ sự hỗ trợ của Chương trình 30a về giảm nghèo nhanh và bền vững, sự vào cuộc của nhiều dự án nên người dân đã có điều kiện để phát triển trồng rừng, đem lại hiệu quả kinh tế, thoát nghèo bền vững; đồng thời nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ rừng.

Trên những triền đồi, dọc theo các cung đường về các thôn làng đâu đâu cũng thấy những rừng keo bạt ngàn, xanh mướt. Đây đó nhấp nhô những bóng người đang lom khom trồng keo. Tất cả mọi người đều nâng niu, chăm chút đặt những cây keo con xuống đất như muốn gửi một niềm tin: Cây keo sẽ giúp họ đổi đời…

Hồng Hoa

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang