• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nghiên cứu lúa: nghiệm thu rồi để đó

Nguồn tin: Kinh Tế Sài Gòn, 14/12/2012
Ngày cập nhật: 17/12/2012

Ông Dương Văn Chín. Ảnh: Thái Hằng

Sau 35 năm làm công tác nghiên cứu về lúa tại Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Tiến sĩ Dương Văn Chín, nguyên Viện phó Viện Lúa, cho rằng nghiên cứu khoa học trong ngành lúa còn nhiều bất cập, doanh nghiệp và người dân không mặn mà mang kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn. Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã có cuộc trao đổi với ông xung quanh vấn đề này.

TBKTSG Online: Ông đánh giá có bao nhiêu đề tài nghiên cứu trong ngành nông nghiệp được ứng dụng thành công trong thực tiễn?

- Ông Dương Văn Chín: Cũng khó mà đưa ra con số chính xác. Theo tôi đánh giá, số kết quả nghiên cứu lúa do Viện Lúa thực hiện được doanh nghiệp đem ra ứng dụng thì được không quá một nửa.

Lý do chính theo tôi là chưa có sự tương thích giữa nghiên cứu và thực tiễn. Quy trình thực hiện đề tài nghiên cứu của Nhà nước thường bắt đầu bằng việc “gạch đầu dòng”, liệt kê ra mà không đo đếm xem có sát với nhu cầu xã hội hay không. Sau đó, các nhà khoa học mới bắt đầu viết đề cương. “Án tại hồ sơ”, thường là ai viết giỏi thì nhiều cơ hội thắng thầu.

Do vậy, thường những anh em làm khoa học miền Bắc thắng thầu nhiều hơn phía Nam, mà thắng thầu thì sẽ được cấp ngân sách để thực hiện, nhưng làm xong thì nghiệm thu rồi để đó. Thư viện quốc gia hay thư viện tại chỗ có rất nhiều đề tài nghiên cứu dạng đó nhưng rất ít doanh nghiệp đến nghiên cứu, tham khảo.

Trong khi đó, trên thế giới các tập đoàn mạnh về tài chính cho lập viện nghiên cứu, mời nhà khoa học về, tạo ra những sản phẩm mang tính thương mại cao, giống bắp chuyển nạp gen chẳng hạn, để kinh doanh xuất phát từ thực tiễn.

Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu của các nước cũng chủ yếu diễn ra ở các trường đại học do các giáo sư thực hiện, nhắm đến mục tiêu được đăng trên những tạp chí khoa học có uy tín. Ai có càng nhiều công trình nghiên cứu được đăng tải thì càng có uy tín, thu nhập theo đó cũng tăng lên. Tiêu chí thực hiện công trình nghiên cứu khoa học rất rõ ràng.

Dư luận vừa qua cho rằng Việt Nam có quá ít công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế là do số đề tài nghiên cứu của Việt Nam đạt tiêu chuẩn nghiên cứu quá ít.

Hàng năm, Viện Lúa sản xuất, lai tạo rất nhiều đời nhưng số lượng bị “lọt sàng”, không có giá trị sử dụng cao rất nhiều. Nguyên nhân là do các sản phẩm chất lượng chỉ sàng sàng nhau, không có giống đặc sắc.

Tại sao doanh nghiệp ở Việt Nam ít khi chủ động hợp tác với nhà khoa học ngay từ đầu?

- Theo tôi là do Việt Nam chưa có nhiều doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực lúa. Khi doanh nghiệp lớn mạnh đến một mức độ nào đó thì họ sẽ tìm đến những viện nghiên cứu để đặt yêu cầu và chi tiền cho công trình nghiên cứu đó. Đa số doanh nghiệp hiện lo kinh doanh là chính, chưa nghĩ đến đầu tư cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật.

Bộ Tài chính vừa rồi cũng ủng hộ ý kiến trích tối đa 10% lợi nhuận trước thuế để đầu tư cho khoa học công nghệ trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, nhằm khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ và đầu tư cho hoạt động nghiên cứu.

Nhưng vẫn có những kết quả được ứng dụng rộng rãi?

- Ứng dụng nhiều nhất là một số giống lúa, ví dụ Viện Lúa có các giống OM. Hiện nay Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang và Công ty Giống cây trồng miền Nam là hai công ty thực hiện nghiêm túc cam kết với Viện Lúa. Cứ mỗi kí lô giống của viện được sử dụng là họ nộp tiền tác quyền 200 đồng. Số tiền đó góp phần động viên cán bộ nghiên cứu khoa học.

Sau khi nghỉ hưu ở Viện Lúa ĐBSCL thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ông đảm nhận vị trí giám đốc Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp của một công ty cổ phần (Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang). Ông thấy đâu là điểm khác biệt lớn nhất giữa hai bộ máy?

- Theo tôi điểm khác biệt lớn nhất ở chỗ công ty tư nhân nếu họ muốn làm gì thì họ quyết tâm làm cho bằng được, chỉ cần có sự thống nhất giữa hội đồng quản trị và ban tổng giám đốc. Chính vì bỏ tiền túi ra làm nên họ làm rất nhanh. Trung tâm Định Thành chẳng hạn, tôi không thể tưởng tượng bắt đầu khởi công đến khi khánh thành trong vòng 1 năm. Ở bộ máy Nhà nước, những công trình nghiên cứu xây dựng từ khâu thiết kế, lập dự toán đến khâu xây dựng rất tốn thời gian. Rồi sau đó quá trình mua trang thiết bị, xây dựng cũng rất chậm.

Vấn đề thứ hai xuất phát từ nhu cầu, những công ty tư nhân nếu xét thấy cần nghiên cứu vấn đề gì thì người ta bỏ tiền ra nghiên cứu và dùng ngay kết quả đó, nên kết quả khoa học họ sử dụng thường đạt hiệu quả về kinh doanh.

Còn trong hệ thống Nhà nước, thực tế vẫn có nhiều đề tài nghiên cứu cơ bản rất tốt, các cán bộ khoa học trong đó làm việc miệt mài. Nhưng nhiều khi kết quả đó không được đưa vào ứng dụng trong thực tiễn sản xuất phục vụ cho đời sống xã hội vì không doanh nghiệp nào tiếp quản kết quả đó để sản xuất.

Tóm lại, công ty tư nhân chỉ bỏ tiền nghiên cứu nếu họ thấy cần. Còn trong cơ chế nghiên cứu Nhà nước thì đề tài nghiên cứu phải đấu thầu, đơn vị nào thắng thầu thì làm, rồi nghiệm thu nhưng xong thì thường bị mang vào cất trong hộc tủ…

Xin cảm ơn ông!

Thái Hằng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang