• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Gia Lai: Áp dụng mô hình IPM - Hướng đến sản xuất cà phê bền vững

Nguồn tin: Báo Gia Lai, 12/12/2012
Ngày cập nhật: 13/12/2012

Tỉnh Gia Lai có trên 77 ngàn ha cà phê, nhưng do tập tục canh tác, đặc thù của từng địa phương, cùng với đó công tác chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh chưa đúng khoa học nên năng suất và sản lượng không cao. Từ đó thế mạnh về cây trồng chủ lực chưa phát huy hết hiệu quả. Làm gì để khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của cây xóa đói giảm nghèo luôn là một câu hỏi lớn.

Thực tế cho thấy, việc nghiên cứu về quản lý dịch hại trên cây cà phê theo hướng phát triển bền vững của tỉnh những năm qua chưa được đầu tư thỏa đáng. Đứng trước thực trạng trên, Ban Quản lý Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp tỉnh Gia Lai phối hợp với Công ty cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn-Chi nhánh Gia Lai đã triển khai đề tài xây dựng và chuyển giao mô hình phòng trừ tổng hợp IPM trên cây cà phê ở tỉnh.

Ảnh: Vĩnh Hoàng

Qua điều tra, khảo sát 90 hộ nông dân trồng cà phê trên địa bàn 3 huyện: Ia Grai, Chư Prông và Đak Đoa, cho thấy công tác cắt cành, tạo hình cho cà phê thường chưa phù hợp, cắt trễ sau thu hoạch làm cho cây cà phê tiêu hao dinh dưỡng và bị mất sức nhiều. Cùng với đó, việc xác định thời điểm tưới nước lần đầu tiên, nông dân thường chưa nhìn nhận đúng mức về cơ sở khoa học, chủ yếu bằng kinh nghiệm nên xác định thời điểm tưới nước lần đầu chưa thật chính xác, ở nhiều vườn hoa cà phê nở không tập trung, dẫn đến quả chín không đồng đều.

Trong thời gian thực hiện chủ đề, đơn vị tư vấn đã tiến hành tổ chức được 18 lớp tập huấn, với số lượng 540 người tham gia học tập. Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 165 người tham gia, chiếm khoảng 30%, dân tộc Kinh 375 người tham gia, chiếm khoảng 70%. Trải qua 3 đợt tập huấn theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây cà phê trong năm, với 12 chuyên đề trình độ nhận thức của nông dân tham gia tập huấn được nâng lên rõ rệt so với trước khi được tập huấn.

Hiểu biết về kỹ thuật của nông dân được nâng lên rõ rệt, có 88,22% nông dân kiểm tra đạt khá giỏi. Các đơn vị đã tổ chức 3 hội thảo đầu bờ trên 3 ruộng ở 3 huyện. Qua thực tế, nông dân đã tận mắt chứng kiến hiệu quả của mô hình. Từ đó nhiều người áp dụng vào sản xuất nhằm tăng năng suất, sản lượng, giảm được chi phí đầu tư cho vườn cà phê của mình.

Từ việc áp dụng đúng theo quy trình đã đem lại lợi ích kinh tế, giảm được chi phí đầu tư, năng suất cà phê của vườn áp dụng theo IPM được đảm bảo với sản lượng đạt 4 tấn nhân/ha, số cành dự bị cho quả của năm tiếp theo tăng so với vườn đối chứng. Về mặt xã hội qua thực hiện mô hình đã giúp người dân thay đổi nhận thức, thói quen trong trong sản xuất, cho ra sản phẩm an toàn. Thực hiện được chương trình an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp tiến đến một nền nông nghiệp sạch, bền vững, thân thiện với môi trường.

Chính vì vậy nên việc áp dụng mô hình quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên cây cà phê đã hạn chế được tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế sự ô nhiễm môi trường, cho ra sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng sức cạnh tranh cho cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng và sản xuất cà phê, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Ông Phạm Hồng Phái-làng Grang 2, xã Ia Phìn, huyện Chư Prông cho biết: “Trước đây chúng tôi triển khai chăm sóc cây cà phê theo tập quán, nên năng suất và sản lượng không cao. Cùng với đó, lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón luôn sử dụng nhiều vừa tốn tiền vừa ảnh hưởng sức khỏe và làm ô nhiễm môi tường. Thế nhưng, khi triển khai mô hình này chúng tôi vừa tiết kiệm được chi phí đầu tư và năng suất tăng lên từ 60 kg đến 210 kg/ha”. Hy vọng, việc áp dụng mô hình trên là việc làm cần được triển khai, nhân rộng.

Vĩnh Hoàng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang