• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nam Định: Sản xuất rau an toàn và những vấn đề đặt ra

Nguồn tin: Báo Nam Định, 11/12/2012
Ngày cập nhật: 12/12/2012

Những năm qua, tỉnh Nam Định đã hình thành các vùng trồng rau ở các xã Mỹ Tân, Mỹ Phúc, Mỹ Trung (Mỹ Lộc), Nam Hồng, Nam Hoa, Nam Giang, Nam Dương (Nam Trực), Yên Đồng, Yên Nhân, Yên Dương (Ý Yên), Cốc Thành, Thành Lợi (Vụ Bản)… cung ứng rau xanh cho các địa phương trong và ngoài tỉnh. Cùng với tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, một bộ phận nông dân còn lạm dụng các loại hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật trong quy trình sản xuất rau nên dư lượng kim loại nặng như asen, chì, thủy ngân, đồng…, đạm tự do và vi sinh vật có hại vượt mức cho phép; một bộ phận nông dân còn tuỳ tiện trồng rau, sử dụng nước tưới bị ô nhiễm, không đảm bảo các tiêu chuẩn về ATVSTP, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và người sản xuất, từ năm 1998, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Bảo vệ thực vật (Sở NN và PTNT) đã xây dựng mỗi năm 1 - 2 mô hình trồng rau an toàn (RAT) tại các vùng trồng rau như: Mỹ Tân (Mỹ Lộc), Cốc Thành (Vụ Bản)… Trước khi xây dựng mô hình sản xuất RAT, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Bảo vệ thực vật đều tổ chức tập huấn, phát tài liệu, sổ sách ghi chép cho các hộ tham gia, đồng thời, cử cán bộ cùng chính quyền địa phương, HTXNN hướng dẫn kỹ thuật sản xuất theo phương pháp "cầm tay chỉ việc". Hơn chục năm qua với hàng chục mô hình sản xuất RAT được xây dựng, các hộ trồng rau đã thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và sản phẩm RAT đã đảm bảo VSATTP.

Nông dân xã Mỹ Tân (Mỹ Lộc) chăm sóc rau an toàn vụ đông năm 2012 .

Vụ đông năm 2012, xã Xuân Ninh (Xuân Trường) tổ chức mô hình sản xuất RAT cho 48 hộ nông dân với tổng diện tích hơn 5ha trên đất cấy 2 vụ lúa. Tuy là vụ đầu nhưng các hộ tham gia như anh Đỗ Đức Thọ, chị Trần Thị Hồng… đều khẳng định thực hiện quy trình trồng RAT không khó, chỉ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật được hướng dẫn; chủ yếu là dùng phân chuồng ủ hoai mục bón lót, các chế phẩm sinh học, các loại thuốc bảo vệ thực vật được quy định, bón ít đạm; 15 ngày trước khi thu hoạch không phun thuốc BVTV và không bón phân đạm. Hộ ông Đặng Văn Thôn, xã Giao Phong (Giao Thủy) đã xây dựng mô hình trồng rau an toàn với tổng diện tích 3ha ở vụ đông, đến nay các hộ tham gia mô hình đều làm tốt quy trình sản xuất RAT. Anh Phạm Văn Lý tham gia mô hình trồng RAT cho biết, sản phẩm RAT do một Cty ở Hà Nội đặt hàng, người của Cty kiểm tra, dùng bao bì của Cty đóng gói và tiêu thụ. Tuy nhiên, phần lớn người trồng rau chưa mặn mà với sản xuất RAT vì RAT chưa ổn định về giá cả và nơi tiêu thụ trong khi sản xuất RAT phải thực hiện quy trình nghiêm ngặt từ khâu làm đất, chọn giống, gieo trồng… đến khi thu hoạch, công sức bỏ ra lớn. Việc sử dụng vật tư, phân bón, thuốc BVTV cũng khắt khe hơn. Đến nay trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có vùng sản xuất RAT, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản chưa cấp giấy chứng nhận RAT cho các cơ sở, vùng sản xuất rau của các địa phương trong tỉnh. Người tiêu dùng hằng ngày vẫn phải sử dụng nguồn rau không an toàn.

Trước tình trạng mất an toàn trong sản xuất rau, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, vấn đề đặt ra hiện nay là các cấp, các ngành cần tập trung chỉ đạo, xây dựng được vùng chuyên sản xuất RAT, hệ thống phân phối sản phẩm RAT, tuyên truyền vận động cộng đồng sử dụng sản phẩm RAT… Về nhân lực phải có cán bộ chuyên ngành trồng trọt hoặc BVTV để hướng dẫn, giám sát kỹ thuật sản xuất. Người sản xuất cần được tập huấn kỹ thuật, quy trình quản lý và quy trình sản xuất RAT, đồng thời tuân thủ các quy trình, quy định trong quá trình sản xuất. Chọn vùng đất trồng RAT có đặc điểm lý, hóa phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của cây rau, không bị ảnh hưởng bởi các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt… Về nước tưới, vùng RAT không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, không bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật và hóa chất độc hại. Các tổ chức, cá nhân sản xuất RAT phải cam kết thực hiện quy trình sản xuất nghiêm túc. Do công sức sản xuất RAT bỏ ra lớn, vật tư phục vụ cho sản xuất khắt khe hơn nên giá RAT cũng cao hơn giá rau thường. Theo đồng chí Đào Viết Tâm, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, đơn vị đã hơn chục năm nay xây dựng các mô hình sản xuất RAT, doanh nghiệp kinh doanh RAT phải đặt lợi ích của doanh nghiệp gắn với lợi ích của người lao động, đồng thời khẳng định sản phẩm của doanh nghiệp là RAT có nguồn gốc, xuất xứ, có kiểm tra, kiểm định, giám sát của cơ quan chuyên môn, có bao bì nhãn mác, có điểm phân phối rộng khắp và được các cấp chính quyền cũng như các ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi cả trong mua bán, vận chuyển, chế biến… Các ngành chức năng như NN và PTNT, Y tế, Giao thông, KH và CN… cùng vào cuộc để khẳng định, kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất, đồng thời tích cực tuyên truyền, vận động để người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm rau sạch.

Tất Thắc

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang