• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Liên kết 4 nhà trong sản xuất lúa hàng hóa: Giải pháp hiệu quả cho đầu ra

Nguồn tin: Kinh Tế Đô Thị, 10/12/2012
Ngày cập nhật: 11/12/2012

Sau hai năm triển khai, chương trình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao của Hà Nội đã thu được những kết quả tích cực: Năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế rõ rệt, bước đầu đã hình thành những cánh đồng mẫu lớn...

Nhưng bên cạnh đó, người trồng lúa vẫn lo đầu ra cho sản phẩm để không rơi vào tình cảnh "được mùa rớt giá". Những trăn trở này đã được đưa ra thảo luận tại Hội thảo Hợp tác 4 nhà trong sản xuất lúa hàng hóa do Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội vừa tổ chức.

Bấp bênh tiêu thụ

Năm 2012, Trung tâm Phát triển cây trồng xây dựng được 33 mô hình mẫu lớn, vùng sản xuất hàng hóa chất lượng cao tại 11 huyện ngoại thành Hà Nội. Các giống lúa được đưa vào gieo trồng là: Bắc thơm số 7, Nàng Xuân, Tám thơm đột biến… Kết quả, tổng sản lượng lúa hàng hóa năm 2012 đạt trên 37.000 tấn. Với giá bán trung bình 9.000 đồng/kg, tổng giá trị sản phẩm lúa hàng hóa đạt 333 tỷ đồng, hiệu quả kinh tế đạt 142 tỷ đồng.

Sản xuất lúa hàng hóa tại huyện Sóc Sơn. Ảnh: Trần Hoạt

Ông Nguyễn Bá Sướng, Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng cho biết, để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, Trung tâm đã phối hợp với các DN và tiểu thương tiêu thụ sản phẩm cho nông dân… Tuy nhiên, các DN và tiểu thương chỉ chủ yếu thu gom sản phẩm sau thu hoạch, còn hiện tại, hầu như chưa có DN nào đứng ra ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Điều đó khiến người nông dân chưa yên tâm sản xuất. Ông Bùi Văn An, Trưởng phòng Kinh tế huyện Thanh Oai cho biết: "Băn khoăn lớn nhất của các HTX vẫn là vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Các DN cần quan tâm hơn nữa trong việc giúp dân tiêu thụ sản phẩm".

Cùng ý kiến trên, ông Lê Hưng Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Giống cây trồng Việt Nam cho rằng: Hà Nội trước đây chưa có vùng sản xuất lúa hàng hóa, nay đã có 7.000 ha/100.000 ha lúa. Mô hình này có sự tham gia của các nhà, bước đầu đã đạt hiệu quả, đó là định hướng đúng. Tuy nhiên, mô hình này có hai vấn đề tồn tại, đó là vấn đề tiêu thụ. Ông Quốc cho rằng, việc tiêu thụ lúa hàng hóa chủ yếu vẫn là tự sản tự tiêu. Bên cạnh đó, chưa có điển hình nào có thể tổng kết và tuyên truyền được.

Lợi ích các bên có đảm bảo?

Lý do mà các DN chưa mặn mà với việc liên kết trong tiêu thụ lúa, gạo chất lượng cao cho nông dân, theo ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Công ty CP Chế biến lương thực thực phẩm Thái Dương là chính sách hỗ trợ của TP chưa đồng đều: "Hà Nội mới có chính sách hỗ trợ giống, phân bón… nhưng chưa có cơ chế gì hỗ trợ đầu ra. Trong khi miền Nam đã có chính sách hỗ trợ cho các DN qua ưu đãi tín dụng".

Mặt khác, trong khâu tiêu thụ, DN cũng cần có cơ chế hỗ trợ cho cán bộ HTX để lực lượng này có điều kiện tham gia liên kết giữa nông dân với DN, tránh phải qua tư thương. Bên cạnh đó, giá thành sản phẩm lúa gạo của Hà Nội cũng phải rẻ hơn thì mới cạnh tranh được. "Bởi gạo ở các tỉnh mang đến phải tính thêm chi phí vận chuyển. DN không lý nào lại mua gạo tám Hà Nội đắt hơn gạo tám Nam Định" - ông Sơn nói.

Ngoài chính sách hỗ trợ thu mua sản phẩm, đại diện của Công ty CP Giống cây trồng T.Ư cũng cho rằng, TP cần có chính sách hỗ trợ cho các DN đầu tư vào công nghệ chế biến. Bởi, muốn sản phẩm có chất lượng tốt thì phải có công nghệ chế biến hiện đại. Tuy nhiên, xung quanh khu vực Hà Nội, hiện chưa có một DN chế biến nào có đủ điều kiện công nghệ nâng cao chất lượng hàng hóa. Ngoài ra, theo ông Hoàng Văn Tại, Tổng Giám đốc Công ty Phân lân Văn Điển, một sản phẩm muốn tiêu thụ được thì phải xây dựng được thương hiệu. Hà Nội nên tìm 1 - 2 giống lúa chất lượng để xây dựng thương hiệu. Ông Tại cũng cho biết, để chương trình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao được bền vững thì điều quan trọng là phải quan tâm đến lợi ích của tất cả các bên tham gia.

Những vấn đề này, ông Đào Duy Tâm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, sẽ tiếp tục xem xét và đề nghị UBND TP Hà Nội để chương trình lúa hàng hóa chất lượng cao được hoàn thiện, thực sự là mô hình sản xuất đem lại lợi ích cho nông dân.

Năm 2013, Trung tâm Phát triển cây trồng sẽ xây dựng, phát triển 47 vùng sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao tại 12 huyện ngoại thành với quy mô 8.000 ha. Phấn đấu năng suất đạt trung bình 5,4 tấn/ha/vụ; sản lượng đạt 45.360 tấn, hiệu quả kinh tế ước đạt 163,2 tỷ đồng.

Nam Bắc

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang