• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

ĐBSCL: Vỡ nợ vì... dê

Nguồn tin: SGGP, 30/01/2007
Ngày cập nhật: 31/1/2007

Cách đây 2 năm, phong trào nuôi dê, cừu ở ĐBSCL cao điểm, người dân, thương lái đổ xô về Tiền Giang, Bến Tre… mua con giống về nuôi bán lại. Nhưng nay thoái trào, giá dê, cừu rẻ như bèo. Hàng loạt nông dân lâm vào cảnh bế tắc, nợ nần chồng chất trong khi số lượng đàn dê, cừu ngày một tăng.

Dê bán chẳng ai mua

Chúng tôi về xã Song Thuận, huyện Châu Thành (Tiền Giang) nơi được mệnh danh là “trang trại” dê của tỉnh, đâu đâu cũng nghe người dân kêu khó. Anh Nguyễn Văn Được ở ấp Mỹ Hòa, xã Song Thuận lắc đầu ngao ngán: “Nghề nuôi dê đến lúc hạ màn rồi! Nông dân phá sản vì nó rất nhiều, thậm chí có người bị… tưng tửng vì nuôi dê thất bại.

Tôi cũng xất bất xang bang”. Anh Được từng đầu tư 17 triệu đồng xây chuồng nuôi dê, sạch đẹp khang trang hơn cả căn nhà vợ chồng anh đang ở. Chỉ con dê đực giống, anh nói: “Lúc cao điểm con này có giá 40 triệu đồng, nhưng giờ kêu… 3 triệu cũng không ai thèm mua. Dê cái thì rẻ mạt, 13.000-15.000đ/kg (dê hơi). Lúc cao điểm, dê cái đẹp có giá từ 7-12 triệu đồng/con, giờ chỉ 300.000đ -500.000đ/con…”.

Hàng loạt hộ dân đầu tư lớn nuôi dê của huyện Châu Thành đang “dở khóc dở cười”. Ông Ba Lê ở xã Song Thuận bỏ ra 80 triệu đồng mua 10 con dê về nuôi, không bán được giờ để… làm thịt từ từ. Ông Mười cá sấu ở xã Hữu Đạo đầu tư 200 triệu đồng nuôi dê theo mô hình trang trại, giờ đang méo mặt vì không biết khi nào lấy lại vốn. Suốt ngày, ông Mười cứ thẫn thờ bên trại dê… Cũng chạy theo phong trào, anh Nguyễn Đông Tàu ở xã Bình Đức đầu tư cho trang trại dê đến… 600 triệu đồng, giờ anh thu từng cắc bạc từ dê thịt 200.000đ-300.000đ/con. Anh Tư Nhiều ở xã Đăng Hương Phước, huyện Chợ Gạo kêu bán đàn dê 20 con từ 6 tháng trước để trả khoản nợ ngân hàng 25 triệu đồng nhưng đến giờ chẳng ai mua…

Tại Bến Tre, Trà Vinh, tình hình cũng không mấy sáng sủa. Anh Nguyễn Văn Thắng ở xã Sơn Phú, huyện Giồng Trôm (Bến Tre) vừa kêu bán 2 con dê cái “đẹp”, giá 300.000đ/con. “Với giá này, tôi có bán cả chuồng 10 con cũng chưa đủ trả nợ mua 1 con dê cái cách đây 2 năm”, anh Thắng than. Ông Ngô Văn Bul, phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú, cho biết: “2-3 năm trước, nhiều hộ dân vay ngân hàng ùn ùn nuôi dê, đã “đẩy” giá dê giống tới 14-15 triệu đồng/con, gấp đôi giá bò… Bây giờ, riêng xã Sơn Phú có trên 1.600 con dê (gấp 4 lần đàn bò) mà không biết tiêu thụ cách nào”… Theo thống kê sơ bộ chỉ riêng các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh, đàn dê lên đến hơn 100.000 con, không tiêu thụ được.

Đàn cừu “chết đứng”

2 xã Hương Mỹ và Minh Đức (huyện Mỏ Cày) là nơi khởi đầu phong trào nuôi cừu ở Bến Tre. Từ vài chục hộ nuôi chưa tới 100 con vào cuối năm 2002, nay đã tăng lên 747 hộ với 3.800 con cừu. Mấy năm đầu cừu có giá, nơi đây là mô hình cho nhiều nơi học hỏi để… xóa đói giảm nghèo. Bỏ ra 6-8 triệu đồng là có một con cừu nái, nếu đẻ được cặp cừu con đều là cái thì người nuôi sẽ thu hồi vốn, có lời chỉ trong vài tháng. Nhưng bây giờ, hàng loạt hộ nuôi cừu đang… nợ ngập đầu. Nhắc chuyện nuôi cừu, ai nấy buồn xo. Ông Lê Văn Lộc, phó Chủ tịch UBND xã Hương Mỹ, phân tích: “Người dân nuôi dê tràn lan khiến cung hơn cầu, rớt giá đã đành. Còn cừu, mới phát triển ở Bến Tre mà cũng chung số phận”.

Dẫn chúng tôi tham quan trang trại cừu 70 con của ông Trần Văn Phụng ở ấp Mỹ Thạnh, xã Hương Mỹ, ông Lộc buồn thiu: “Trước đây, bà con nghe địa phương, đầu tư quy mô. Giờ họ gặp khó, chính quyền địa phương không giúp được, thật áy náy”. Cuối năm 2003, thời điểm cừu giống “sốt” giá, ông Phụng đầu tư trên 100 triệu đồng mua 20 con cừu cái, bán cừu con lấy vốn. Chính quyền địa phương vận động, ông Phụng đã vay thêm vài chục triệu đồng làm chuồng trại và dành 1ha đất trồng cỏ cho cừu.

Năm 2005, khi cơ sở nuôi cừu của ông Phụng đạt tiêu chí trang trại cũng là lúc cừu bắt đầu rớt giá. “Trước đây, mỗi lần đẻ được cừu cái là làm gà ăn mừng, còn bây giờ thì… rầu thúi ruột! Một cừu nái có giá 12-13 triệu đồng, giờ kêu… 1 triệu đồng cũng không ai mua. Một cặp cừu cái 4 tháng tuổi, trước đây phải 4-5 triệu đồng, giờ bán cừu hơi chỉ 10.000-12.000đ/kg”, ông Phụng ngao ngán. Hiện tại, ông phải chạy đóng lãi vì còn nợ 70 triệu đồng ngân hàng... .

Lý giải việc dê, cừu mất giá, người nuôi cừu cho rằng nguyên nhân là do… thương lái. Lúc đầu, nhiều người cần mua dê nuôi nên thương lái đẩy giá lên cao, làm tăng giá “ảo”. Khi nhu cầu chựng lại, thương lái đồng loạt giảm giá. Trong khi, nhiều nông dân và cả chính quyền địa phương chúng tôi tiếp xúc đều không biết dê, cừu nuôi tại địa phương sẽ tiêu thụ ra sao? Thịt dê, cừu hầu như không bán nhiều ở chợ, mà nguồn tiêu thụ chủ yếu là quán nhậu, nhà hàng… số lượng không đáng kể.

BÌNH ĐẠI

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang