• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cây chè đắng làm đắng lòng người Cao Bằng

Nguồn tin: Tiếng Nói VN, 30/11/2012
Ngày cập nhật: 1/12/2012

Tin đồn uống chè đắng có hại sức khỏe, người tiêu dùng quay lưng với sản phẩm này, còn nông dân ồ ạt chặt bỏ cây chè.

Cây chè đắng một thời từng là cây chủ lực góp phần xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Cao Bằng. Thế nhưng vì hội chứng tin đồn uống chè đắng làm ảnh hưởng sức khỏe đã khiến sản phẩm không tiêu thụ được, người dân phải chặt bỏ hàng nghìn hécta chè để chuyển đổi sang cây trồng khác.

Chè đắng từng là niềm tự hào của đất Cao Bằng và được nhiều người tiêu dùng cả nước ưa thích. Trước đây, các doanh nghiệp của Cao Bằng sản xuất 40.000 hộp/năm vẫn không đáp ứng nổi yêu cầu của người tiêu dùng. Năm 2005, tỉnh Cao Bằng chủ trương triển khai dự án trồng chè 1000 ha tại 11 huyện và thị xã trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, trong khi dự án trồng chè nguyên liệu mới bắt đầu thực hiện thì các đại lý nhập hàng từ Trung Quốc có giá bán chỉ bằng một nửa so với chè đắng của nước ta đeo mác thương hiệu “Chè đắng Cao Bằng”.

Không những vậy, tin đồn uống chè đắng có hại sức khỏe, đặc biệt là đối với nam giới nên người tiêu dùng quay lưng lại sản phẩm này. Điều đáng buồn là vùng nguyên liệu tan dần từng mảng.

Ông Nguyễn Sinh Cung, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng cho biết: “Các thông tin không chính thức làm hạn chế sức khỏe nam giới, thông tin này không dẹp được, dẫn đến thị trường thu hẹp. Những năm đầu thu nhập tốt, nhưng đến 2007 - 2008 có thông tin thất thiệt khiến sức tiêu thụ kém, thị trường tự nhiên bị thu hẹp, đặc biệt là hạn chế về thu nhập cho bà con. Trước đây, chè Đắng là tự hào của người Cao Bằng, cũng đã được đưa vào chương trình cụ thể, nhưng bây giờ cây chè không đưa vào chương trình nào cả , 4 - 5 năm là bà con tự sản, tự tiêu là chính”.

Hiện nay, vùng nguyên liệu chè đắng đang thu hẹp dần chỉ còn rải rác ở huyện Nguyên Bình, Hòa An. Do giá bán chè quá rẻ nên đa số người dân bỏ mặc thành rừng, cây chè phát triển không chăm bẵm. Các hộ ồ ạt phá bỏ cây chè chuyển đổi sang trồng sắn.

Bà Hoàng Thị Hòa, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Nguyên Bình cho biết: “Đến nay, chưa thống kê được, nhưng chỉ còn vài hécta. Khi diện tích này có sản phẩm nhưng các công ty cũng không vào thu mua. Công ty có làm hợp đồng, hứa hẹn với người dân ở xã, chấp nhận trồng với diện tích lớn. Từ năm 2003, họ đầu tư vào nhưng không thu nữa, bà con tự chặt phá trồng cây khác”.

Cây chè đắng Cao Bằng “vang bóng một thời” nhưng nay dần bị mai một. Càng đắng lòng hơn, khi một cây mang lại kinh tế cao giúp xóa đói giảm nghèo lại không được bảo vệ và nhân rộng. Đây là một bài học quý báu cho cơ quan chức năng tỉnh Cao Bằng trong việc bảo vệ và phát triển cây kinh tế cho bà con vùng cao.

Sơn Lâm - Ngọc Thiện

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang