• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hà Giang: Chương trình xúc tiến kêu gọi nhà đầu tư vào hợp tác, liên kết trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu: Lợi thế thoát nghèo

Nguồn tin: Báo Hà Giang, 29/11/2012
Ngày cập nhật: 30/11/2012

Những năm gần đây, nhu cầu trong nước và Quốc tế về dược liệu có nguồn gốc từ thảo dược để điều trị bệnh, bổ dưỡng sức khoẻ là rất lớn. Trong khi đó, nguồn thảo dược hiện chủ yếu được khai thác tự nhiên ngày càng khan hiếm, một số loài quí có nguy cơ tuyệt chủng do khai thác bừa bãi, đặc biệt là những thôn, xã vùng giáp biên Việt - Trung.

Cây thảo quả giống ở vườn ươm gia đình xã Đường Âm (Bắc Mê).

Để đảm bảo nguồn cung cấp và phát triển diện tích cây dược liệu trên địa bàn, Hà Giang cần phát huy được thế mạnh cây dược liệu, từ đó đầu tư công nghệ chế biến sau thu hoạch, xây dựng thương hiệu và tìm ra thị trường tiêu thụ ổn định...

Trồng và chế biến các sản phẩm dược liệu sẽ tạo ra các sản phẩm đặc trưng vùng miền, góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân, đồng thời phát huy thế mạnh của tỉnh và bảo tồn được những loài dược liệu quí... Đây hướng đi đúng, có tính khả thi trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm đem lại lợi nhuận cao, tăng tính ổn định bền vững hệ sinh thái rừng, lại không ảnh hưởng đến quỹ đất của cây trồng khác. Xuất phát từ thực tiễn trên, việc Chi cục Lâm nghiệp thuộc Sở NN&PTNT xây dựng Đề án “Phát triển cây dược liệu tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2015” với tổng kinh phí thực hiện: 109.848,6 triệu đồng, thật sự quan trọng và cần thiết.

Với điều kiện khí hậu của tỉnh vùng cao núi đá, độ cao trung bình 700m so với mực nước biển; nhiệt độ trung bình hàng năm 20 – 23 độ C, độ ẩm trung bình 80%; Hà Giang có trên 1.000 loài dược liệu với tổng diện tích hơn 7.939 ha, gồm các loại cây: Thảo quả, Hương thảo, Giảo cổ lam, Đỗ trọng, Đương quy, Thiên niên kiện... Những loại dược liệu này được phân bố tại tất cả các huyện, trong đó tập trung ở: Lao Chải, Xín Chải (Vị Xuyên); Tả Ván, Tùng Vài (Quản Bạ); Pờ Ly Ngài, Tả Sử Chóng, Đản Ván (Hoàng Su Phì)... Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh đến nay chưa bị tác động của ô nhiễm và các chất thải công nghiệp, có thể thấy đây là tiềm năng chưa được khai thác. Cùng với địa bàn phân bổ rộng, lợi thế về khai thác sản phẩm cao và thị trường tiêu thụ trong những năm gần đây rất sôi nổi với nhiều chủng loại khác nhau như: Nghệ, củ Bình vôi, cây hoa 1 lá, Thảo quả, Hương thảo... nên hiện nay, trên địa bàn huyện Vị Xuyên có Công ty TNHH Hùng Cường đang thực hiện thu mua gừng, nghệ và một số doanh nghiệp như: TraPhaco, Tuệ Linh... đặt vấn đề bao tiêu sản phẩm là cây dược liệu cho các huyện vùng cao. Tuy nhiên, việc quản lý và phát triển chưa được kiểm soát, sự phát triển các loại cây dược liệu chủ yếu phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ, tự phát về chủng loại, dẫn đến chưa có định hướng phát triển bến vững và còn nhiều bất cập. Vì vậy, những loài phát triển tự nhiên (Khúc khắc, Hà thủ ô, Thiên niên kiện...) có nguy cơ tuyệt chủng. Hơn thế, chưa có nhà đầu tư liên doanh, liên kết xây dựng kế hoạch phát triển các loài cây dược liệu theo qui mô nhất định, cũng như có sự đầu tư khoa học kỹ thuật vào phát triển, chế biến sau thu hoạch. Trước thực tế đó, nếu được đầu tư, có hình thức quảng bá sản phẩm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến sau thu hoạch và có thị trường tiêu thụ ổn định thì việc phát triển cây dược liệu sẽ mang lại thu nhập rất cao cho người dân. Từ khi Đề án thực hiện tại 9 địa phương: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, T.P Hà Giang, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Quang và Vị Xuyên đã tạo được chỗ “dựa” vững chắc cho nông dân. Cùng với đó, qua thực hiện Đề án sẽ cải tạo, chăm sóc tốt hơn 6.433 ha diện tích cây dược liệu lâu năm hiện có, gồm Thảo quả, Hương thảo, Đỗ trọng và trồng mới 4.000 ha. Trong đó chú trọng phát triển cây Thảo quả, Hương thảo cùng gần 500 ha các loại cây dược liệu khác phù hợp với từng huyện, từng vùng, như:u tẩu, Hà thủ ô, Hoàng tinh, Thiên niên kiện, Giảo cổ lam... sẽ tạo thành vùng nguyên liệu tập trung, thuận lợi cho việc thu hoạch và chế biến. Các diện tích trồng cây dược liệu khác sẽ dùng nguồn vốn liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp, công ty và người dân với hình thức: Doanh nghiệp đầu tư vốn, giống, phân bón, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm; người dân góp đất, công lao động và một phần vốn đầu tư. Tỉnh tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp liên doanh với nhân dân phát triển các loài cây dược liệu theo cơ chế đầu tư thông thoáng, chính sách về đất sản xuất và xây dựng nhà xưởng, lưu thông hàng hóa, vận động nhân dân góp đất, nhân công...

Phát triển cây dược liệu là hướng đi mới của tỉnh, cũng là mục tiêu quan trọng góp phần xoá đói, giảm nghèo cho nhân dân, đặc biệt là các dân tộc vùng cao, biên giới. Mục tiêu Đề án không chỉ phát triển cây dược liệu mà còn bảo tồn, xây dựng các phương thức canh tác nông - lâm kết hợp bền vững. Việc thực hiện thành công Đề án sẽ góp phần quan trọng cải thiện môi trường, tăng thu nhập chuyển dịch cơ cấu cây trồng, ổn định dân cư, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

TUẤN ANH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang