• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Trị: Phát triển đồng cỏ để chăn nuôi

Nguồn tin: Báo Quảng Trị, 22/11/2012
Ngày cập nhật: 23/11/2012

Vùng gò đồi Quảng Trị có lợi thế về phát triển chăn nuôi. Những năm qua, phong trào chăn nuôi gia súc ở vùng gò đồi của tỉnh Quảng Trị phát triển mạnh đưa lại hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên, hiện nay, do mở rộng diện tích trồng rừng và cây công nghiệp dài ngày đã dần thu hẹp đồng cỏ làm cho chăn nuôi dựa vào đồng cỏ tự nhiên không còn là lợi thế ở vùng gò đồi nữa. Vì thế, chăn nuôi gia súc thâm canh gắn với phát triển đồng cỏ đang là hướng đi hiện nay. Ở một số vùng đất dốc, việc trồng cỏ còn có tác dụng trong việc phòng chống xói mòn và cải tạo đất.

Xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh quỹ đất để phát triển nông nghiệp không nhiều nhưng thực hiện chủ trương phát triển đa dạng hóa nông nghiệp, nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, nhất là giải quyết việc làm trong thời gian nông nhàn, xã đã vận động người dân trồng cỏ chăn nuôi bò nhốt. Đến nay, toàn xã đã phát triển được 45 ha cỏ voi. Phần đông số hộ trong xã đều có trồng cỏ nuôi bò.

Phát triển đồng cỏ để chăn nuôi bò

Hộ anh Phan Điền ở thôn Hương Nam, xã Vĩnh Kim trồng 2 sào cỏ voi, mỗi năm anh nuôi nhốt 2 con bò thịt đưa lại nguồn thu nhập khoảng 40 triệu đồng (đã trừ chi phí bò giống). Điều đáng chú ý hơn là thời gian anh Điền dành cho việc chăn nuôi bò không nhiều lắm, cỏ đã được trồng sẵn nên anh chỉ tranh thủ thời gian rãnh rỗi để cắt cỏ cho bò. Nhờ đó, anh dành được nhiều thời gian để đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất khác tạo nhiều nguồn thu nhập cho gia đình, cuộc sống của gia đình anh Điền nhờ thế ngày càng khấm khá hơn.

Ông Nguyễn Tấn Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Kim cho biết: “Hiện nay, phần lớn các hộ trong xã đều thực hiện mô hình trồng cỏ nuôi bò nhốt. Xã đang chỉ đạo nông dân đầu tư thâm canh chăn nuôi bò, kết hợp với chương trình cải tạo đàn bò do Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư tỉnh đầu tư chất lượng con giống được cải tạo đáng kể, việc trồng cỏ nuôi bò kết hợp với việc tận dụng các phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp đã thúc đẩy phong trào nuôi bò nhốt ở địa phương phát triển trong điều kiện quỹ đất nông nghiệp có hạn mang lại hiệu quả kinh tế cao”.

Quảng Trị là một tỉnh thường xuyên bị lũ lụt, những vùng chăn nuôi gia súc dựa vào đồng cỏ tự nhiên thường bị thiếu thức ăn thô xanh vào thời điểm thời tiết khắc nghiệt. Vì vậy, việc trồng cỏ nuôi bò không chỉ giải quyết được vấn đề thiếu đồng cỏ chăn dắt mà còn giúp nông dân chủ động được nguồn thức ăn thô xanh cho gia súc. Phát triển đồng cỏ người chăn nuôi đảm bảo đủ về số lượng thức ăn cho ăn tươi và chế biến dự trữ quanh năm.

Mặt khác, có nguồn thức ăn thô xanh kết hợp với đầu tư thêm thức ăn tinh và các loại thức ăn khác giúp cho gia súc cân đối về dinh dưỡng, ăn no, khoẻ mạnh nên chóng lớn, tạo thu nhập cao cho người chăn nuôi. Trồng cỏ chủ động nguồn thức ăn cho gia súc giúp người chăn nuôi chuyển dần phương thức chăn thả quảng canh sang chăn nuôi thâm canh, góp phần chuyển đổi nhận thức của nông dân về phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững. Về hiệu quả môi trường, phát triển trồng cỏ nuôi bò góp phần nâng cao độ phì của đất thông qua chế độ canh tác hợp lý, giữ nước giảm mức độ xói mòn đất. Việc hạn chế thả rong gia súc giúp bảo vệ rừng, cây công nghiệp và các loại cây trồng khác. Một số giống cỏ thường trồng là cỏ voi, cỏ Ghinê, cỏ lông Para….

Tại địa bàn tỉnh Quảng Trị nông dân thường trồng cỏ voi. Cỏ voi có nguồn gốc từ Nam Phi. Đây là một trong những giống cỏ cho năng suất chất xanh cao nhất trong điều kiện thâm canh ở nước ta. Là loại cỏ hoà thảo lâu năm, cỏ voi có thân đứng cao từ 2 - 6 m, nhiều đốt, những đốt gần dưới thường ra rễ, hình thành cả thân ngầm phát triển thành búi to. Cỏ voi chịu được khô hạn, nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng từ 25 - 40 độ C, giai đoạn sinh trưởng chính của cỏ voi là vào mùa hè khi nhiệt độ và ẩm độ cao; sinh trưởng chậm trong mùa đông và mẫn cảm với sương muối. Cỏ voi thích hợp nhất với đất giàu dinh dưỡng có tầng canh tác sâu, giàu mùn, pH bằng 6 - 7, đất không bùn, úng. Trong điều kiện nhiệt độ thấp, chất lượng cỏ vẫn không thay đổi. Nếu không đủ nước, khô hạn kéo dài, nhiệt độ không khí quá nóng trên 45 độ C thì cỏ voi ngừng sinh trưởng và phát triển. Mặc dù chịu được khô hạn nhưng cỏ voi cần lượng nước rất cao. Vì vậy, khi lượng mưa không đạt trên 1.000 mm thì cần phải tưới bổ sung.

Cỏ voi có năng suất rất cao, từ 100 - 500 tấn/ha/năm tuỳ theo hình thức thâm canh. Cỏ voi trồng vào tháng 2, tháng 3 hoặc tháng 8, tháng 9. Cỏ voi thích hợp trên nhiều chân đất, nhưng thích hợp nhất là trên đất tơi xốp, đủ ẩm. Đất phải được cày sâu, bừa kỹ 2 lượt, tránh trường hợp để đất úng trũng nước, hom trồng sẽ chết. Đối với đất đồi thì làm đất và trồng theo đường đồng mức. Đối với đất bị ngập úng thì phải lên luống rộng 2 m, luống cách luống 30 cm để thoát nước. Rạch hàng sâu 15 - 20 cm, hàng cách hàng 60 cm.

Lượng phân bón, phân chuồng hoai mục 10 - 12 tấn; phân NPK 16-16- 8 bón 500 kg đối với đất đồi, đất thịt và bón 600 kg đối với đất cát pha. Đối với đất thịt nhẹ và đất đồi, bón lót vôi trước khi cày đất lần 1, toàn bộ phân chuồng và 200 kg NPK; rải theo hàng rồi lấp một lớp đất mỏng để hom không tiếp xúc trực tiếp với phân bón. Bón thúc sau khi trồng 20 - 25 ngày 300 kg NPK còn lại; rạch hàng sát gốc sâu 10 - 15 cm về một phía rồi bón phân, lấp phân, vun chân.

Đối với đất cát, cát pha, bón lót vôi, toàn bộ phân chuồng và 120 kg NPK; rải theo hàng rồi lấp một lớp đất mỏng như đất thịt. Bón thúc lần 1 sau khi trồng 10 - 15 ngày 240 kg NPK; rạch hàng sát gốc sâu 15 cm về một phía rồi bón phân, lấp đất kết hợp làm cỏ dại. Bón thúc lần 2 sau bón thúc lần 1 từ 10 - 12 ngày 240 kg NPK còn lại. Sau khi rạch hàng, bón lót, lấp một lớp đất mỏng rồi trồng. Lượng giống hom từ 6 - 8 tấn/ha. Chặt hom dài 30 - 40 cm, có 3 mắt mầm. Mật độ trồng từ 45.000 - 60.000 hom/ha. Khoảng cách hàng cách hàng 60 cm, đặt hom theo hàng rạch, đặt hom này gối nữa hom kia nối tiếp nhau.

Đất ráo đặt hom nằm, đất ướt đặt hom nằm xiên trên thành rãnh một góc 450 rồi lấp đất mỏng 1 - 2 cm chừa một mắt mầm không lấp. Đất quá ướt thì ấn hom sâu vào thành rãnh mà không lấp đất. Sau đó khi mầm lên và đất ráo thì lấp một lớp đất và tiến hành chăm sóc bình thường. Sau đó lấp một lớp đất mỏng 2 - 3 cm (nếu thời tiết nắng ráo) hoặc 1 cm (nếu trời mưa). Kiểm tra mật độ sống và trồng dặm sau 10 - 15 ngày, xới xáo diệt cỏ dại và bón thúc phân NPK ở giai đoạn sinh trưởng và sau mỗi lần thu hoạch. Thu hoạch lần đầu khi cỏ có thời gian sinh trưởng 60 - 70 ngày, độ cao của thảm cỏ đạt 1,5 m, đối với đất thoát nước tốt thì cắt sát gốc, đất bị úng thì cắt cách gốc 5 cm. Thu tái sinh với chu kỳ 45 ngày.

Trong điều kiện quỹ đất để phát triển nông nghiệp có hạn và đồng cỏ ngày càng thu hẹp bởi sự phát triển của các loại cây trồng khác thì trồng cỏ nuôi gia súc thâm canh mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với nhiều hình thức sản xuất nông nghiệp khác. Trồng cỏ nuôi bò không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Ngay cả môi trường trồng trọt cũng được cải thiện đáng kể bởi nguồn chất thải của gia súc giúp cải tạo đất. Đây là hình thức kết hợp giữa trồng trọt với chăn nuôi không chỉ ở ý nghĩa kinh tế, môi trường mà còn là sự quản lý trong sản xuất, chúng hỗ trợ cho nhau phát triển một cách bền vững.

TRẦN THẢO HIỀN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang