• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nuôi heo rừng giữa phố

Nguồn tin: NLD, 21/1/2007
Ngày cập nhật: 23/1/2007

Bỏ ngang nghề hàng hải, anh trở về làm một “hai lúa” thực thụ với niềm đam mê thuần hóa và nhân giống heo rừng

Những khó khăn, thất bại không làm chàng trai gốc thành phố nản lòng. Và đến hôm nay, công lao của anh đã được đền bù xứng đáng với hai trang trại đang sốt hàng.

Anh chính là Nguyễn Thái Bình, 30 tuổi. Trang trại đóng ở Tân Thông Hội, Củ Chi - TPHCM. Anh không chỉ thuần dưỡng được giống heo rừng mà còn cho chúng sinh sản và nuôi như heo nhà với lợi nhuận lớn gấp nhiều lần so với nuôi heo đơn thuần.

Xuất ngoại học nuôi... heo rừng .- Trong một chuyến sang Thái Lan, anh Bình tình cờ phát hiện món thịt heo rừng rất ngon, vị ngọt đậm, giá lại tương đối dễ chịu và bán khá nhiều. Tò mò, hỏi người dân bản địa, anh mới ngớ ra khi biết rằng, người Thái Lan đưa heo rừng từ hoang dã vào nuôi như heo nhà từ thập niên 90 của thế kỷ 20. Năm 1996, Bộ Nông nghiệp Thái Lan đã chính thức công nhận nghề nuôi heo rừng và phổ biến rộng rãi quy trình nuôi loài động vật này. Đến nay gần 10 năm, nghề nuôi heo rừng đã phổ biến khắp nơi ở Thái Lan.

Về nước, anh để mắt đến mặt hàng thịt heo trên thị trường và nhận ra chỉ có thịt heo nuôi công nghiệp, hiếm hoi lắm mới có một vài nơi bán loại thịt heo... mọi. Anh tự hỏi: “Tại sao người Thái Lan nuôi được còn ở Việt Nam thì không? Trong khi thú rừng (trong đó có heo) có nguy cơ tận diệt”.

Một chút trăn trở của người trẻ tuổi, cộng với sự tò mò, thích khám phá, anh quyết định bỏ nghiệp đi biển (anh tốt nghiệp Đại học Hàng hải) và ôm mộng đổi đời từ những chú heo rừng. Năm 2004, mặc sự can ngăn của người thân, anh đi khắp các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ mua những con heo rừng bị săn bắt về thuần dưỡng. Nhà ở trung tâm thành phố, thỉnh thoảng anh mua được một chú heo rừng từ các tay thợ săn mang về, mọi người nhìn cả heo và anh như hai vật thể lạ! Anh kể: “Đa số những con heo rừng đánh bắt được đều bị thương. Lúc đầu, chưa có kinh nghiệm, một phần do thay đổi môi trường sống, heo rừng mua về thường xuyên bị chết, cứ mỗi con chết, tôi lỗ mất từ 5 đến 7 triệu đồng. Thời gian ấy, tôi thiệt hại gần cả trăm triệu đồng”. Anh loay hoay như chăm con mọn mà heo vẫn chết. Thậm chí có những lúc cho heo ăn, chúng không ăn mà nhằm thẳng anh lao vào cắn, thương tích khắp chân tay. Người nhà thấy vậy không khỏi phiền lòng. Người thì bóng gió xa xôi, người xót của lại nói thẳng: “Tự mang nợ vào thân. Chỉ có khùng mới bắt heo rừng về nhà nuôi!”.

Nhưng anh vẫn tin tưởng vào công việc làm ăn của mình và nghĩ rằng: “Người Thái Lan nuôi và làm giàu được từ heo rừng, tại sao mình lại không?”. Thế là dẹp công việc sang một bên, anh quyết sang Thái Lan lần nữa và ở đó gần cả tháng để xem cách họ nuôi heo rừng như thế nào. Và khi trang bị cho mình được một mớ kiến thức, trở về mua luôn 5 con heo rừng (hai đực, ba cái) đã được thuần hóa ở Thái Lan làm giống. Ra đón anh, lại thấy tay xách nách mang, người thân lại không khỏi len lén nhìn nhau...

Bảo tồn heo rừng hoang dã.- Những con heo rừng đem từ Thái Lan về và kinh nghiệm trong chuyến “ du học” thực tế ấy đã đem đến cho anh một cơ hội khởi nghiệp xuôi chèo mát mái. Anh quyết định đầu tư lập trang trại và đeo đuổi niềm đam mê của mình. Sau hơn 2 năm, thành công đã mỉm cười với anh. Đến nay anh Bình đã cho sinh sản khoảng 500 heo rừng con. Những con heo giống rừng bố mẹ được anh Bình nuôi rất công phu và tuyển chọn kỹ càng để tránh tình trạng thoái hóa giống.

Anh Bình cho biết: “Thịt heo rừng có giá trị dinh dưỡng cao, hương vị thơm ngon lại ít mỡ nên được mọi người ưa chuộng. Chính vì vậy mà heo rừng trong thiên nhiên hoang dã đã bị săn lùng ráo riết. Thợ săn bắt cả các con heo rừng chưa trưởng thành và các con mang thai trong mùa sinh sản. Tâm nguyện của tôi là nhân giống heo rừng để bảo tồn. Đến một lúc nào đó, heo rừng có thể tìm thấy ở mọi nơi từ đồng bằng đến miền núi. Thịt heo cũng như giá thành sẽ hạ xuống và người tiêu dùng có thể dễ dàng mua và sử dụng loại thịt khoái khẩu này”.

Theo anh Bình, việc nuôi heo rừng cũng đơn giản. Môi trường sống của loài này là ở những khu rừng ẩm ướt, những vùng đất đầy bụi gai. Heo rừng là loại ăn tạp và đôi khi ăn bừa bãi. Thức ăn hằng ngày là nấm, củ, quả, lá, rễ cây và động vật có xương sống. Chuồng trại chỉ cần rào lưới thép B40 hoặc xây tường bằng xi măng đủ cao để heo không nhảy ra được. Chuồng heo được xây dựng trên một khu đất cao, có đủ ánh nắng và bóng râm và có hồ nước để heo tắm. Một con heo rừng phát triển bình thường thì 8 tháng đã có thể xuất chuồng. Thức ăn của chúng mỗi tháng khoảng 100.000 đồng, có thể tận dụng các loại, rau, củ, quả hỏng từ các chợ.

Với giá thành như hiện nay (từ 3-5 triệu/con) anh Bình đã thu hồi vốn khá nhanh. Anh tâm sự: “Tôi mong thời gian tới sẽ đáp ứng được nhu cầu của thị trường, thịt heo rừng sẽ trở nên phổ biến và đi vào bữa ăn hằng ngày, bảo đảm an toàn sức khỏe của người dân chứ không còn là món... nhậu giá cao mà thỉnh thoảng mọi người mới có dịp thưởng thức”.

Nhìn những con heo rừng nhởn nhơ tắm nắng trong trang trại của anh và nghĩ về thị trường thịt heo công nghiệp đang tuột giá vì dư lượng thuốc tăng trưởng vượt quá mức cho phép, tôi buột miệng: “Quả là người biết đi trước, đón đầu”.

Nguyên Hà

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang