• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đến khu sản xuất trà Oolong tại Bảo Lâm (Lâm Đồng)

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 18/11/2012
Ngày cập nhật: 20/11/2012

Đường vào thác ĐamB’ri, qua Thiền viện Bát Nhã, rẽ phải sang con đường đất đá khoảng 3 km, xuất hiện bạt ngàn những đồi chè Oolong (gọi đúng hơn là các giống chè chất lượng cao để chế biến chè theo công nghệ Oolong) thuộc thôn 7 xã Lộc Quảng (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng). Cách nhau vài trăm mét là những ngôi nhà xưởng nằm im ắng giữa “rừng” trà như một tấm thảm xanh. Đó là khu vực sản xuất trà Oolong của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến chè Oolong.

Tiếp chúng tôi tại khu nhà xưởng của Công ty Trà Oolong Trường Thái (Đài Loan) là ông Lý Hoa Long, một trung niên người Hoa, tuổi 33, trợ lý giám đốc. Ông Long không giỏi tiếng Anh, nhưng nói tiếng Việt khá thành thạo. Ông Long cho biết: “Trước đây ông Hu Ming Tung (Hồ Minh Thống) là chủ doanh nghiệp này. Từ khi bị tai nạn, ông Tung đã ủy quyền cho vợ là Teng Yu Sin quản lý Công ty. Sau năm 2000, ông Tung đến Lâm Đồng trong thời gian Nhà nước “mở cửa” kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài. Trong nghề nghiệp của mình, ông Tung đã khảo sát vùng chè B’Lao và xác định xã Lộc Quảng (huyện Bảo Lâm) là nơi có đất đồi cao, thoáng với nguồn nước chảy quanh năm từ suối ĐamB’ri thích hợp cho cây trà Oolong phát triển. Vì vậy, vào tháng 5 năm 2004, ông xin phép và được UBND tỉnh Lâm Đồng đồng ý cho thành lập Công ty Trà Trường Thái, với vốn điều lệ 2 triệu đô la để xây dựng nhà xưởng và đầu tư trồng mới 34 hecta trà. Đến nay, sau 8 năm hoạt động, Trường Thái đã trở thành một trong những vệ tinh chính cung cấp trà Oolong cho Đài Bắc để xuất khẩu đi các nước. Và ông cũng cho biết, hiện nay hầu hết các công ty trà Oolong có vốn đầu tư nước ngoài tại Bảo Lâm chủ yếu xuất khẩu về nước.

Được hỏi về sự khác biệt về quy trình trồng và chế biến giống trà nội địa Việt Nam “một tôm, hai tép” khác với Oolong như thế nào? Ông Long giải thích: “Ở Đài Loan, loại trà này được biết đến trên 400 năm. Vì vậy, nó đã trở thành bình thường hóa từ trồng đến chăm sóc và chế biến theo một dây chuyền công nghệ riêng. Tuy nhiên, Đài Loan là quốc đảo có nhiều núi đồi, đất đai chật hẹp nên việc phát triển mở rộng diện tích không thuận lợi như ở Việt Nam. Trà Oolong mang hương liệu đặc trưng của nó. Vì vậy, việc quyết định mùi thơm của trà này, là tự nó tỏa hương, thông qua quá trình lên men. Hương trà có đi vào tâm thức người sử dụng hay không, chính là do chất đất và đầu tư phát triển đúng cách tại vùng nguyên liệu. Điều đó có nghĩa là từ giống, trồng, chăm sóc và phân bón. Còn chế biến chỉ là thao tác cuối cùng, chứ không quyết định toàn bộ. Trong thị trường trà hiện nay, một ly trà tẩm hương liệu hóa học chỉ có thể đánh lừa khách hàng qua khứu giác, chứ không thể còn “đọng lại” ở cổ họng. Chỉ cần một, hai lần thay nước, màu trà sẽ trở về nguyên thủy. Nhưng đối với trà Oolong nguyên chất, không những có thể ngửi được mùi hương đặc trưng của nó, mà còn để lại trong hơi thở người uống có thể qua 4 hoặc 5 lần pha thêm nước. Thậm chí, nước thứ hai hoặc thứ ba có thể đậm đà hơn nước đầu tiên.

Tại Bảo Lâm, 1 hecta trà Oolong phải đầu tư khoảng 150 triệu đồng, chưa kể tiền mua đất. Trong đó, hệ thống tưới tiêu đầu tư 60 triệu đồng; giống 30 triệu đồng; còn lại, là chi phí nhân công cải tạo đất và phân bón hữu cơ, như bánh dầu, bã đậu nành… Quá trình thu hoạch, xử lý phải theo trình tự nhiều khâu, như: hái, phơi, lên men, xào, định hình, đóng cục…

Công ty Trường Thái đã xây dựng được 1500 m2 nhà xưởng, giải quyết việc làm cho 200 lao động tại địa phương. Hàng tháng, Công ty tham gia nộp nghĩa vụ thuế đầy đủ. Tính từ năm 2008 khi vùng nguyên liệu ổn định, hàng năm Công ty đã xuất 40 tấn trà Oolong thành phẩm sang Đài Loan để chuyển đi các nước khác. Hy vọng trong tương lai, khu vực được thiên nhiên ưu đãi và chính sách thông thoáng của tỉnh trong việc kêu gọi, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khu sản xuất trà Oolong tại Bảo Lâm – một thế mạnh của địa phương, sẽ được phát huy.

Trần Đại

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang