• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chất lượng cao, phẩm cấp thấp

Nguồn tin: Báo Đồng Tháp, 16/11/2012
Ngày cập nhật: 17/11/2012

Về cơ cấu giống lúa vụ đông xuân 2012 - 2013, Bộ NN&PTNT chỉ đạo các địa phương không được gieo sạ giống IR 50404 vượt quá 20% diện tích, tăng cường xuống giống các giống lúa chất lượng cao (LCLC). Thật ra, vài mùa vụ trước, các địa phương vùng ĐBSCL đã khuyến cáo nông dân thực hiện theo tinh thần này. Tuy nhiên, thực tế là các vụ sản xuất gần đây, dù đông xuân hay hè thu, tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL, diện tích sử dụng giống IR 50404 vẫn vượt quá tỉ lệ 20%. Thậm chí có địa phương vượt khá xa tỉ lệ này. Dĩ nhiên phải có lý do khiến nông dân vẫn... mê giống lúa phẩm cấp thấp này.

Theo nhiều nông dân, so với nhiều giống LCLC, giống lúa IR 50404 có nhiều ưu điểm: Năng suất cao hơn (1 - 2 tấn/ha), ít nhiễm sâu bệnh (chi phí phun xịt thuốc bảo vệ thực vật ít hơn), thời gian từ lúc xuống giống đến thu hoạch ngắn hơn... Vì vậy, khi bán nếu giá lúa IR 50404 thấp hơn các giống LCLC 200 - 300 đồng/kg, trồng giống lúa phẩm cấp thấp này nông dân vẫn có lãi nhiều hơn. Vài mùa vụ trong mấy năm gần đây, tuy có vụ lúa IR 504004 tiêu thụ chậm, giá giảm mạnh, song các vụ còn lại lúa IR 50404 thương lái mua giá chỉ thấp hơn các giống lúa hạt dài vài trăm đồng/kg. Sau khi đặt lên “bàn cân” tính toán thiệt - hơn, cuối cùng nhiều nông dân vẫn chọn gieo sạ giống IR 50404.

Chính vì lẽ đó, việc phát triển các vùng LCLC tại các địa phương vùng ĐBSCL lâu nay đối mặt với không ít khó khăn. Có nơi thành công, nhưng không ít địa phương dù ngân sách hỗ trợ đầu tư khá nhiều dự án xây dựng vùng trồng LCLC, song kết quả không mấy khả quan. Ở Vĩnh Long, theo Sở NN&PTNT, tham gia các mô hình này, nông dân tuân thủ tốt các quy trình kỹ thuật, sử dụng giống LCLC nghiêm ngặt. Thế nhưng, khi dự án kết thúc, không ít nông dân... lại gieo sạ giống lúa phẩm cấp thấp!

Hẳn nhiên, đối với người tiêu dùng, LCLC... chất lượng cao hơn (ngon cơm); đối với xuất khẩu, LCLC có giá trị hơn (bán được giá cao hơn). Còn đối với nông dân, giống lúa có giá trị là giống lúa mà họ thu được lợi nhuận nhiều hơn trên cùng một diện tích, nhẹ công chăm sóc hơn. Điều này hoàn toàn hợp lý. Lạ một điều là, trong khi ngành NN&PTNT chủ trương không trồng nhiều lúa phẩm cấp thấp, tăng diện tích LCLC, nhưng các doanh nghiệp mua LCLC (thông qua thương lái) giá lại không cao hơn lúa phẩm cấp thấp là bao.

Lúa IR 50404 vẫn hiện diện trên đồng ruộng với tỉ lệ vượt quá 20% khi nghịch lý này vẫn còn tồn tại!

Lê Như Giang

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang