• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Gốc trâm cành mận

Nguồn tin: TT, 20/01/2007
Ngày cập nhật: 21/1/2007

Xét cho cùng, có thể ví von đổi mới với việc ghép cây ăn trái ở miệt vườn. Đó là giữ lấy cái gốc của cây chủ đã bám vào rễ sâu bao đời vào lòng đất quen với thổ nhưỡng, quen chịu nước, chịu đất, chịu nắng chịu mưa, cũng như người VN nhiều đời bén rễ vào cội nguồn dân tộc giàu sức sống, qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử vẫn trường tồn nhờ ý chí quật cường và lòng nhân ái của dân tộc.

Rồi ghép vào cái gốc căn bản ấy một cành mới cho quả ngọt hơn, thơm ngon hơn, màu sắc bắt mắt hơn, thu hoạch cao gấp bội cả lượng và chất. Cành ghép mới ấy có thể sánh với sự tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến và văn hóa nhân loại để làm giàu cho đất nước.

Góc độ nhìn về đổi mới trên đây là của ông Sáu Hiền, nông dân thứ thiệt ở ấp Cầu Ông Thêm, xã Lương Hòa Lạc quê tôi. Ông bê ra mời khách một dĩa đầy mận màu rượu vang đỏ sậm, láng óng ánh, bổ ra bên trong đặc ruột trắng phau. Quả mận này không phình bung ra như mận hồng đào, vì không có hạt nên dài hơn trông rất bắt mắt.

- Ăn thử đi! Đặc sản này được thị trường đón nhận như tôm tươi. Loại mận này cứu bồ cho các nhà vườn trước kia trồng mận hồng đào bị nhiễm phèn thất thu. Nay có được giống mận này ai ai cũng hồng hào có máu mặt trở lại. Tôi bảo với họ, thương lái đến mua, bắt buộc họ số lượng nhỏ trả tiền lẻ, số lớn phải trả bằng giấy 500.000 đồng. Tiền lẻ mình xài lặt vặt, tiền năm trăm để dành sau này xây nhà tường.

Một cô người Việt ở nước ngoài về ghé đây thăm tôi. Tôi hái mận này mời, cô mừng rỡ bảo: vừa thấy loại mận này ở Paris ba mươi euro một ký, và hỏi xã nhà có kế hoạch xuất khẩu chưa.

Tôi hỏi ông Sáu Hiền:

- Loại mận này có chịu được phèn không.

- Có gốc ghép sợ gì phèn. Cái khó ló cái khôn, sáng kiến này là của kỹ sư thổ thôi! (nghĩa là nông dân thổ địa làm kỹ thuật như kỹ sư). Chú đoán xem bà con ghép mận vào gốc cây gì?

-???

- Ghép mầm mận vào gốc trâm đó! Cây trâm là cây chịu đất phèn và chịu úng ngập. Ở rốn đất phèn Đồng Tháp Mười cây trâm vẫn mọc được ra hoa ra trái, trâm gốc hẳn hoi.

Tôi hỏi theo sách vở:

- Không nhớ tên khoa học của cây trâm và cây mận là tên gì - cây cùng họ cùng loài mới ghép với nhau được mà không bị đào thải. Nhưng nhìn vẻ ngoài cây trâm và cây mận khác nhau, lá không giống, vỏ cây cũng khác. Ai là người đầu tiên có sáng kiến ghép mầm mận vào gốc trâm thật đáng khâm phục. Ông có biết người đó là ai để tôn vinh là nhà phát minh?

- Nhà trí thức đi từ lý thuyết ra thực hành. Nông dân chúng tôi đi từ thực hành ra lý thuyết. Thấy có người làm được kết quả tốt tức khắc bảo nhau, rồi ai cũng làm, ai cất công đi tìm nhà phát minh làm gì? Cũng như ghép mảng cầu vào cây bình bát vậy, ai là người phát minh làm sao biết được để ghi vào sử. Có lẽ từ chuyện ghép mãng cầu vào bình bát mà ai đó nẩy ra chuyện gốc trâm cành mận này.

Ông Hiền đưa tay chỉ ra sân vườn:

- Vuông đất lên liếp đó tôi gieo hạt trâm để mùa tới chuẩn bị ghép. Miễn sao đất phèn Đồng Tháp Mười cũng có giống mận An Phước này đem về trồng là tôi sướng rồi. Cây ghép này người ta tìm mua dữ lắm. Sang năm chú về chơi tôi sẽ xây nhà tường nhờ vụ bán cây ghép này.

Tôi theo ông Hiền ra vườn xem cây. Quả mận An Phước đeo cành chi chít nhiều không thể tả. Ông Hiền phải dùng dây nylon treo những chùm quả vào nhánh to phòng cành con bị gãy vì sức nặng của quả. Loại cây lai này cho quả nhiều gấp mấy lần cây mận bình thường.

Ông Hiền nói thêm:

- Mận này gốc từ bên Thái Lan. Có người trên xã An Phước - Đồng Nai lấy giống về trồng. Bà con mình ở xã nhà lên trên ấy xin mầm về ghép, rốt cuộc cây ở đây sản lượng cao hơn cây trên ấy. Nhưng vẫn lấy tên An Phước mà đặt tên cho cây mận này. Trồng loại mận ghép này cực hơn là phải bắc thang trèo leo để treo quả. Nhưng cực mà có tiền thì nhằm nhò gì.

Ở những vùng đất đồi hoặc đất phèn cây trâm non hoang dại mọc nhiều lắm. Tiếc rằng khuyến nông chưa hướng dẫn bà con về dãy lấy mầm mận này về ghép vào chẳng mấy lúc là có thu hoạch.

Tôi vẫy xe ôm từ giã ông Hoàng. Ông biếu tôi một túi mận đem về cho bà con trên Sài Gòn nếm thử. Ra đến ngã ba Bến Chùa, gặp xe rước khách dọc đường, lúc vội vàng bước lên xe, anh xe ôm trao thứ gì là anh lơ xe tóm thứ ấy vất vào.

Có chỗ ngồi rồi tôi ngó quanh tìm không thấy túi mận đâu. Ngại hỏi, e mất lòng, tôi kiếm dưới gầm rồi ngửa cổ nhìn lên, thấy thấp thoáng màu vàng vàng của cái quai buộc miệng túi, tôi đứng lên lấy túi quà xuống. Nhìn lại thấy anh lơ xe, tôi cảm thấy hối hận đã nghi oan cho anh nên lấy một quả mận biếu anh. Chàng trai không khách sáo tách đôi ra nhai ngon lành.

Gió đường thổi qua cửa sổ mát rượi. Đầu óc tôi cứ đuổi theo ý nghĩ: nhờ đâu người nông dân miệt vườn lai có ý tưởng làm được công việc của nhà khoa học lai ghép được giống cây trồng.

Tôi chợt liên tường đến sự biến đổi tự nhiên của cây trồng từ thời tôi còn nuôi ong ở Tuyên Quang, miền Bắc. Trại ong của tôi đặt dưới tán rừng gỗ tếch, loại cây họ chè nhưng thân to, có thể làm kèo nhà, cao hơn cây chè. Hoa tếch giống như hoa chè, phấn hoa đậu trên nhưng lông tơ màu trắng giống hệt hoa mận. Quả tếch giống như quả chè vỏ bọc ngoài hạt dày như vỏ dâu da chứa nhiều tananh nên đắng lắm không ăn được.

Tình cờ một hôm tôi thấy dăm em bé túm tụm ngồi ăn những quả tếch rụng.

- Quả tếch đắng lắm sao các cháu lại ăn?

- Ngọt lắm chú ơi! Chú ăn thử coi.

Tôi bốc một miếng vỏ nếm thử - quả thật nó có vị ngọt, xôm xốp, hương thơm như mận ở quê nhà.

Miền Bắc không gọi cây mận là mận mà gọi là quả roi. Cây roi không phổ biến, cả xóm lác đác có một vài nhà trồng. Tôi làm nghề nuôi ong nên rất quan tâm đến mùa hoa nở, để ý thấy hoa tếch và hoa roi nở cùng thời gian.

Quý nhất của cây là hoa, quí nhất của hoa là nhụy hoa (phấn hoa). Đàn ong trên trăm tổ của tôi sáng sớm là đã vần vũ lên bầu trời, bay lượn đáp xuống hoa lấy mật và phấn cùng lúc cả trên hoa tếch và hoa roi nhà hàng xóm, chân ong có hàng gai như chiếc lược chải lấy nhưng hạt phấn hoa li ti phun mật thấm vào tạo chất kết dính để viên lại vào hai chân sau đem về tổ nuôi con.

Chúng bay lượn qua lại khi thì trên ngọn tếch lúc lại đáp xuống ngọn cây roi, cánh bay u u tạo nên điệu nhạc rừng nghe ấm lòng người làm nghề theo hoa lấy mật. Đàn ong đưa duyên phấn hoa đậu từ hoa roi sang hoa tếch - cuộc hôn phối tự nhiên kỳ thú này lai tạo tự nhiên biến đổi quả tếch chát đắng ngày trước thành quả có vị ngọt hương thơm như quả roi.

Hồi tưởng đến đây, trở lại với ý tưởng lai ghép gốc trâm cành mân tôi lý thú vỡ lẽ ra, phải chăng người nông dân đầu tiên có ý tưởng đột phá lai ghép giống mạn An Phước, nhờ tình yêu cây trái quanh năm bám sát thảm thực vật miệt vườn nên đã có giác quan đặc biệt khám phá những điều kỳ thú bí ẩn của để có sáng kiến lai tạo thú vị này.

Điện thoại của ông Sáu Lê Quang Hiền từ Tiền Giang báo tin vui:

- Giá mận An Phước mùa này tại vườn 11.000 đồng/kg. Nhưng anh ơi, vấn đề không phải chỉ là tiền, mà là cái mới: hoa lạ trái ngon. Cây cối thực vật vô tư nhưng tiềm ẩn nhiều khả năng kỳ bí trong sự giao duyên: giao duyên ghép cành, giao duyên thụ phấn, giao duyên lai tạo đột biến qua gió đưa, qua ong bướm côn trùng chim chóc và hiệu quả nhất là qua vai trò của con người nhạy cảm sáng tạo thông minh để tạo nên hạt giống mới đẹp hơn, sống thích ứng với mọi môi trường. Tôi đang say sưa với vai trò mai mối cho cây cỏ này đây. Nông dân thứ thiệt mà!

TRẦN KIM TRẮC

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang