• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Biện pháp khắc phục lúa bị ngộ độc phèn sắt ở U Minh

Nguồn tin: Báo Cà Mau, 09/11/2012
Ngày cập nhật: 11/11/2012

Thời gian qua, do ảnh hưởng mưa chụp, gây ngập úng trên diện rộng, ảnh hưởng đến diện tích sạ, cấy lúa lấp vụ 2 ở một số huyện. Trong đó, nặng nhất là huyện U Minh, tập trung các xã dọc theo tuyến lộ xe U Minh - Khánh Hội, Khánh Lâm, Nguyễn Phích.

Sau đợt ngập úng, ruộng lúa xảy ra tình trạng mặt nước ruộng đóng váng màu nâu đỏ, cây lúa phát triển kém, còi cọc, không nở bụi.

Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng mưa chụp trong tháng 10, nước ngập làm cho lượng phèn, trong đó có chất sắt lan tràn khắp nơi, từ các vùng đất mới đào kinh bị nhiễm phèn, từ trong các cánh rừng U Minh.

Sau khi nước rút, mặt ruộng đóng váng màu nâu đỏ, đó chính là chất sắt lắng xuống bám vào rễ lúa, do hàm lượng sắt quá cao, cây lúa không thể chống chịu được dẫn đến bị ngộ độc chất sắt. Mặt khác, do sau các đợt ngập cây lúa cũng bị mất sức nên khi bị ngộ độc chất sắt làm cho lúa càng bị thiệt hại nặng hơn.

Cần nhận biết lúa bị ngộ độc phèn sắt khi ngập úng để có biện pháp xử lý kịp thời. Ảnh: Thanh Chi

Triệu chứng:

Lúa bị ngộ độc phèn sắt, khi ruộng lúa đang xanh thì mép lá sẽ chuyển sang màu tím, trên lá bắt đầu xuất hiện những đốm nâu chấm chấm rất nhỏ. Khi lá bị nặng sẽ chuyển sang màu vàng và có thể chết.

Nhổ cây lúa lên quan sát, nếu nhiễm phèn sắt nhẹ thì rễ lúa sẽ có màu vàng hơi trắng, còn nặng thì sẽ có màu vàng nâu, nếu nặng hơn thì toàn bộ rễ sẽ chuyển sang màu đen và mềm nhũng, rễ ngắn và các lông hút trên rễ bị rụng hết làm cây lúa không hút được dinh dưỡng.

Biện pháp khắc phục:

Nên xả bỏ bớt nước trên ruộng để tháo bớt các chất sắt ra khỏi ruộng, thay nước mới (nếu có điều kiện).

Dùng phân lân (lân super, lân Bình Điền…) để bón, chất lân sẽ có tác dụng hạ phèn, cố định chất sắt lại, giảm tác hại cho bộ rễ lúa.

Song song với việc bón lân bà con nên sử dụng các loại phân bón lá có hàm lượng lân cao (siêu lân), các phân bón lá hữu cơ Humat, K-Humic… phun trên lá, một phần nuôi dưỡng bộ rễ, một phần giúp lúa giải độc phèn sắt cho bộ rễ.

Hiện nay, lúa đang bị ngộ độc phèn, tuyệt đối không được bón phân đạm (U-rê) hoặc phun phân bón lá có hàm lượng đạm cao sẽ làm cho lúa bị thiệt hại nặng hơn, chỉ bón đạm hoặc phun phân bón lá có đạm khi lúa đã phục hồi hoàn toàn.

Sau 5 ngày xử lý bón phân lân, phun phân bón lá hữu cơ, bà con kiểm tra đồng ruộng quan sát bộ rễ lúa ra màu trắng thì ruộng lúa đã được khắc phục.

Trên thị trường hiện có rất nhiều loại phân lân với hàm lượng lân (P2O5) khác nhau, khi mua bà con nên chọn loại phân lân có hàm lượng lân (P2O5) từ 16-18% mới đáp ứng đủ nhu cầu cây lúa, nên bón đủ lượng phân lân từ 25-30 kg/công mới có hiệu quả.

Kỹ sư Nguyễn Trần Thức

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang