• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ruộng đồng nhiễm độc!

Nguồn tin: TT, 15/01/2007
Ngày cập nhật: 21/1/2007

Hàng triệu hecta đất nông nghiệp và cả ngàn dòng kênh đang mỗi ngày hứng chịu một khối lượng rất lớn chất độc hại thải ra từ phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sử dụng trong quá trình canh tác của nhà nông ở đồng bằng sông Cửu Long. Cư dân đồng bằng đang phải chung sống với tình trạng ô nhiễm do mình gây ra.

Chất độc vứt vô tội vạ

Trung tuần tháng 1-2007 chúng tôi về ấp An Bình, xã An Cư (Cái Bè, Tiền Giang). Ở khu vực tổ 4 có khoảng 30ha đất ruộng sản xuất 3 vụ/năm xen đất rẫy canh tác các loại hoa màu. Tại một ruộng dưa hấu tết 2.000m2, trái đã to bằng bắp tay nhưng nhiều dây bị hư vàng úa, anh nông dân tên Dình đang ra sức phun thuốc trừ bệnh, bón phân cho dưa.

Xung quanh ruộng dưa chúng tôi đếm được hàng chục vỏ bao thuốc BVTV đủ mọi nhãn hiệu vứt tứ tung trên bờ và trôi lập lờ dưới dòng kênh nước chảy chậm chạp. Phun hết bình thuốc, Dình thản nhiên xé bao pha bình mới và vỏ bao thuốc được vứt xuống dòng kênh. Xem xét kỹ vỏ các bao thuốc thấy nhãn hiệu nào cũng ghi rõ: “Tránh xa tầm tay trẻ em và tiêu hủy nơi an toàn”, chúng tôi hỏi: “Sao anh không chôn hay đốt bỏ vỏ bao thuốc để tránh độc hại?”, Dình cười vô tư: “Ở đây ai cũng làm vậy, có thấy ai chôn, đốt đâu?”.

Đi một vòng cánh đồng của ấp An Bình, nơi nào cũng thấy vỏ bao thuốc BVTV đủ mọi nhãn hiệu vứt tràn lan trên đồng, dưới rạch. Điều kinh hãi nhất là dòng kênh này là nguồn nước duy nhất chảy qua khu vực tổ 4 ra rạch Ông Ngũ và đổ xuống sông An Cư. Ông Nguyễn Văn Cường, cư dân ấp An Bình, cho biết đã khá lâu người dân trong khu vực không dám sử dụng nước kênh để ăn uống, tắm giặt bởi nguồn nước đã bị ô nhiễm nặng do lượng phân bón, thuốc BVTV tồn dư trên đồng ruộng chảy xuống. “Cách nay vài năm con kênh này còn rất nhiều tôm cá nhưng bây giờ không con gì sống nổi. Nhiều người tắm nước kênh bị ngứa, nổi ghẻ nên không ai dám sử dụng nữa” - ông Cường nói.

Không riêng khu vực ấp An Bình mà bất cứ đâu của vùng nông thôn ĐBSCL cũng dễ dàng bắt gặp vô số chai lọ, bao bì đựng thuốc BVTV đủ loại nhãn hiệu vứt tràn lan khắp nơi. Thạc sĩ

Lê Hữu Hải, trưởng phòng NN&PTNT huyện Cai Lậy, bức xúc: “Tình trạng này rất phổ biến, làm môi trường canh tác (đất đai và nguồn nước) bị nhiễm độc trầm trọng, ảnh hưởng đến vật nuôi cây trồng và sức khỏe con người”.

Ruộng đồng nhiễm độc

Ở cù lao Chợ Mới của tỉnh An Giang, nơi nổi tiếng với nghề trồng rau màu, chuyện đất đai nhiễm độc cũng đang là vấn đề thời sự đối với nông dân. Theo số liệu thống kê của ngành nông nghiệp, từ năm 1995 toàn huyện Chợ Mới đã xây dựng được 76 tiểu vùng đê bao khép kín 23.000ha đất sản xuất nông nghiệp, đưa diện tích gieo trồng lên đến 75.000ha/năm với số vòng quay của đất trung bình gần 4 vụ/năm. Hiện tại nông gia trong huyện đang có xu thế giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích rau màu, bởi lẽ trồng màu có thể thu nhập 300 triệu đồng/ha/năm, vòng quay khai thác đất lên đến 6-7 vụ/năm trong khi còng lưng trồng lúa ba vụ chỉ thu được 42 triệu đồng/ha/năm.

Nhưng cái giá phải trả cho việc bắt đất đai quay 6-7 vòng sản xuất/năm không nhỏ. Ông Lê Thành Măng, chủ 1,4ha đất vừa trồng màu vừa trồng lúa ở ấp Hòa Trung, xã Kiến An, nói với chúng tôi đất đai những năm qua bị con người khai thác quá mức nên nhiễm độc trầm trọng bởi hàm lượng phân hóa học, vật tư nông nghiệp thẩm thấu trong đất rất cao. Ông Măng buồn rầu: “Hồi trước tôi bón 40kg phân/công đất (1.000m2) thu được 30-40 giạ lúa, nay bón 60kg nhưng thu chỉ

20 giạ/công”. Những người trồng rau màu khác, tình cảnh cũng không khá gì. Trong khi đó ở vùng tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười dù năng suất lúa vẫn có thể đạt 18 tấn/ha/năm nhưng tình trạng đất đai nhiễm độc do nông dân lạm dụng phân hóa học, thuốc BVTV cũng đang ở mức báo động đỏ. Nhiều cán bộ ngành nông nghiệp các tỉnh nói trong nhiều yếu tố dẫn đến bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hoành hành trên hàng chục ngàn hecta ruộng lúa ở ĐBSCL trong thời gian qua có một phần do đất đai bị nhiễm độc nặng, không còn màu mỡ, trong lành nên sức đề kháng của cây lúa cũng giảm.

Bó tay với ô nhiễm?

Theo tiến sĩ Nguyễn Hữu Chiếm, trưởng khoa quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên Đại học Cần Thơ, tình trạng đồng ruộng đang ngày càng nhiễm độc là vấn đề rất đáng quan ngại. Có nhiều yếu tố dẫn đến ruộng đồng bị nhiễm độc, nhưng có thể nói việc các địa phương thi nhau đắp đê bao triệt để trong nhiều năm qua đã làm độ màu mỡ của đất ngày càng giảm, từ đó nông gia ngày càng lạm dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV để buộc cây trồng phải cho năng suất cao, ít sâu bệnh là nguyên nhân nổi cộm nhất. Đê bao ngăn sự trao đổi nước tự nhiên để làm sạch môi trường nên cặn bã, độc chất trong quá trình sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của con người bị lắng đọng, tồn lưu trong đất, gây nhiễm độc đất.

Trong khi đó thạc sĩ Lê Hữu Hải cho rằng lâu nay các nhà khoa học, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương chỉ có thể vận động nông dân ý thức tự giác tiêu hủy bao bì thuốc BVTV và tránh lạm dụng thuốc hóa học để giảm thiểu tác hại đến môi trường sống chứ chưa có bất kỳ biện pháp chế tài nào để xử lý hành vi phát tán bừa bãi chất độc từ thuốc BVTV vào nguồn nước và đồng ruộng nên nhà nông... không sợ.

Theo ông Hải, hiện nay chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào để xác định lượng độc chất từ nguồn phân bón hóa học, thuốc BVTV đang tồn lưu trên đồng ruộng các tỉnh ĐBSCL, nhưng có thể nói mức độ ô nhiễm đang rất nghiêm trọng và muốn tẩy rửa sạch cần phải có thời gian rất dài và số tiền rất lớn.

HÙNG ANH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang