• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hiệu quả thu hoạch chè bằng máy

Nguồn tin: Nông Nghiệp VN, 06/11/2012
Ngày cập nhật: 7/11/2012

Năm 2012, được dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Nghệ An hỗ trợ, Viện KHKT Nông nghiệp Bắc Trung bộ đã triển khai mô hình “Áp dụng các biện pháp kỹ thuật đồng bộ trong SX chè thu hoạch bằng máy” tại 2 huyện Thanh Chương và Anh Sơn.

Dự án mới thực hiện sau 10 tháng đã mang lại kết quả rất đáng ghi nhận. Ông Phạm Doãn Thao, Phó chủ tịch UBND xã Thanh Tùng nhận xét: Anh Văn Đức Nam có tổng cộng 3 ha chè thì 1 ha được dùng làm mô hình còn lại 2 ha chè làm đối chứng. Do mô hình làm sát bên cạnh 2 ha đối chứng nên khi được nhìn tận mắt cây chè trên mô hình phát triển xanh tốt cho năng suất cao đã làm bà con ở đây rất phấn khởi.

Theo kết quả kiểm tra thực tế, mô hình tại nhà anh Văn Đức Nam, 9 tháng đầu năm 2012 thu hoạch được 7 lần, năng suất đạt gần 21 tấn búp tươi/ha, trong khi đó 2 ha còn lại (đối chứng) chỉ đạt 28,6 tấn (14,3 tấn/ha). Năng suất trong mô hình tăng 46,2% so với diện tích đối chứng. Nếu làm mô hình ở cả 3 ha thì chắc anh Nam đã giàu to...

Hái chè bằng máy tại xã Cẩm Sơn

Tuy nhiên, theo anh Nam, để việc thu hái chè bằng máy vừa có hiệu quả vừa đạt năng suất cao thì người dân làm mô hình ngay từ khi trồng phải tuân thủ quy trình và mật độ phải đảm bảo, đầu tư phân bón đúng quy định...

Ông Đặng Hồng Phong trú tại xóm 1/5, xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn cho biết: "Khi chưa làm mô hình, do nắng hạn, mức đầu tư thâm canh thấp nên diện tích chè LDP1 và LDP2 của gia đình chỉ đạt 16 - 18 tấn búp tươi/ha/năm. Từ đầu năm 2012, nhờ tham gia mô hình mà năng suất chè tăng vượt trội. Mới sau 10 tháng đã được trên dưới 27 tấn/ha. Nhờ có máy hái chè nên vợ con không phải bỏ công sức hái suốt ngày trên vườn chè nữa...".

Ông Nguyễn Hữu Trường ở xóm Đá Bia, xã Thanh Mai, Thanh Chương phấn khởi: "Gia đình tôi có 3 ha chè LDP1 và LDP1. Để giảm công thu hoạch tôi đã tự bỏ tiền ra mua máy hái chè. Trước đây hái thủ công (bằng tay) thì mỗi năm được 10 lứa, khi đưa máy vào chỉ còn lại 6 lứa. Để hái được bằng máy buộc phải chặt cành cho thật bằng nên cứ vào dịp tháng 5, tháng 6 là cả nhà lo ngay ngáy. Mỗi ngày phải dùng máy bơm tưới chè một lần nếu không cây bị chết nắng.

Khi cán bộ của Viện về làm mô hình tôi đăng ký tham gia ngay. Điều làm tôi rất mừng là nhờ đưa TBKT vào nên năng suất chè búp tươi tại tăng lên đột biến. Trước đây bình quân mỗi ha chỉ được khoảng 16 tấn/ha/năm. Thế mà tại mô hình sau 7 lần thu hoạch đã đạt 24 tấn/ha. Trong khi đó trên 2 ha đối chứng chỉ đạt 14,1 tấn/ha.

Sở dĩ chè cho năng suất cao chính là nhờ bón phân rất cân đối, cộng thêm lượng phân vi sinh nên đã góp phần tích cực trong việc giữ được độ ẩm cho đất, do đó ngay cả trong tháng 5, tháng 6 chè vẫn xanh tốt. Do búp chè chất lượng tốt hơn hẳn ngoài mô hình nên giá bán cao hơn khoảng 300 đ/kg.

"Theo tính toán của tôi thì tổng chi phí phân bón trên mô hình là khá cao với trên 44,2 triệu đ/ha + nhân công 17,4 triệu đ/ha nhưng lại thu về được 24 tấn x 4.500 đ/kg = 110 triệu đ/ha. Lãi ròng 48 triệu đ/ha (diện tích đối chứng lãi chỉ 30 triệu đ/ha). Năm tới cho dù mô hình này không được triển khai nữa, tôi cũng tự áp dụng vào 2 ha còn lại để tăng nguồn thu...", ông Trường nói.

Theo PGS.TS Phạm Văn Chương, Viện trưởng Viện KHKT nông nghiệp Bắc Trung bộ, chè là một trong các sản phẩm XK chủ lực ở Nghệ An với 8.000 ha, trong đó trên 4.000 ha chè kinh doanh. Mỗi năm Nghệ An cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước trên dưới 6.000 tấn chè búp khô. Hiện Nhật Bản đang xúc tiến việc xin giấy phép đầu tư dự án SX chè nguyên liệu tại Nghệ An, đưa chè búp tươi về Nhật Bản để chế biến và bán với giá 70 USD/kg.

Mô hình thu hoạch chè bằng máy mà Viện triển khai tại Anh Sơn, Thanh Chương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng chè nên bà con rất phấn khởi... Tuy nhiên vấn đề đặt ra là làm sao để nhân rộng mô hình này nhằm tăng lợi nhuận cho người trồng chè?

Để nâng cao hơn nữa năng suất và chất lượng chè cần tập trung thay thế dần bằng các giống chè mới chịu hạn năng suất cao, chất lượng tốt. Kỹ thuật thâm canh thiết kế hạ tầng kỹ thuật phải được quan tâm đúng mức, nhất là hệ thống tưới cho cây chè và đầu tư phân bón phải cân đối...

"Hiện bà con mới đầu tư khoảng 50% và dựa vào nước trời nên cây chè dễ bị chết hàng loạt khi gặp gió Lào (năm 2011 hạn hán kéo dài đã làm chết 930 ha chè). Cần có chính sách về vay vốn tín dụng ưu đãi cho người trồng chè, nhất là thời kỳ kiến thiết cơ bản để họ yên tâm mở rộng diện tích và cho vay ưu đãi để mua máy thu hoạch..." - PGS.TS Phạm Văn Chương.

SAO MAI

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang