• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Nam: Khấm khá nhờ trồng rau sạch

Nguồn tin: Báo Quảng Nam, 31/10/2012
Ngày cập nhật: 1/11/2012

Gần đây, nhiều vùng chuyên canh rau sạch trong tỉnh Quảng Nam đã hình thành, bắt đầu khẳng định chỗ đứng trên thị trường, giúp nông dân không còn sợ cảnh “đánh bạc” với trời.

Bán quanh năm

Dù thời tiết nắng cháy hay mưa dầm, 2 năm qua, vùng trồng rau tập trung ở khối phố 2 (phường Trường Xuân, TP. Tam Kỳ) ngày nào cũng có hàng cung cấp cho các điểm chợ nhỏ lẻ, chợ Tam Kỳ, siêu thị CoopMart. Ông Phạm Xăn (khối phố 2, phường Trường Xuân) cho biết: “Tôi chỉ có hơn 2 sào đất làm rau, nhưng không một ngày được nghỉ tay. Rau ở thời điểm này được giá nên nông dân ham làm lắm. Một ký rau mồng tơi hiện có giá từ 30 - 35 nghìn đồng, trong khi năm ngoái chỉ khoảng 25 nghìn đồng”. Theo ông Xăn, dù trong thời điểm thời tiết hay “trái nết”, nhưng ông vẫn có gần 1 sào mồng tơi, cải mầm, ngò, rau hành. Tiền bán rau bình quân mỗi ngày kiếm gần 300 nghìn đồng. Mỗi năm lãi hơn 30 triệu đồng, đủ tiền trang trải nuôi con ăn học. Theo nhiều nông dân ở làng rau này, rau cải mầm đã giúp họ cải thiện thu nhập đáng kể. Chỉ sau một tuần gieo ươm là thu hoạch. Theo cách tính của họ, 1 kg hạt cải giống (giá 60 nghìn đồng) cho thu hoạch khoảng 20 kg rau. Với giá bán hiện nay 20 nghìn đồng/kg, họ thu lợi gần 7 lần vốn đầu tư.

Ông Phạm Xăn chăm sóc luống mồng tơi. Ảnh: T.H

Chi hội phó Chi hội Nông dân khối phố 2 (phường Trường Xuân) - ông Phạm Đình Tín cho biết, trên địa bàn có 25 hộ chuyên trồng rau sạch với diện tích gần 2 ha. Phần lớn các loại rau xuất hiện trên thị trường Tam Kỳ và vùng lân cận, vùng đất Trường Xuân đều có thể sản xuất được. Tuy nhiên, địa phương xác định một số loại rau canh tác chủ lực như cải mầm, cải ngọt, xà lách, hành, tần ô, húng, rau ngò…

Thời gian qua, chính quyền TP. Tam Kỳ xem việc trồng chuyên canh rau sạch là hướng đi trong phát triển kinh tế nông nghiệp vùng ven đô. Tất cả các quy trình chọn giống, bón phân theo tiêu chuẩn sạch đều được hướng dẫn cho nông dân sử dụng và giám sát rất chặt chẽ. Nông dân thường bón phân hữu cơ, bánh dầu, việc sử dụng thuốc trừ sâu phải có sự giám sát và hướng dẫn của cơ quan bảo vệ thực vật. Đáng mừng là, năm ngoái, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - công nghệ) công nhận thương hiệu rau sạch Trường Xuân.

Không sợ “may rủi”

Rau là loại cây trồng rất dễ bị “dị ứng” với thời tiết, dịch bệnh. Trước đây, mô hình trồng rau trong nhà lưới ở Trường Xuân thường bị gió bão đánh tơi tả, nên người dân nghĩ ra mô hình “bảo vệ rau di động”. Giàn lưới phủ chỉ cách luống rau vài gang tay, hạn chế tối đa sức gió đánh. Vào mùa nắng, người dân mới đem lưới giăng cao vài mét cho dễ tưới nước. Trong thời gian gieo hạt ủ mầm còn đem lá cây che chắn ở trên.

Nếu ở vùng ven đô Tam Kỳ, nông dân tận dụng từng mét vuông đất để thâm canh rau, thì vùng rau rộng hàng chục héc ta ở Hưng Mỹ và Phước Ấm (xã Bình Triều, Thăng Bình) bước đầu đã đầu tư “bầu trời nhân tạo” giúp rau phát triển tốt. Thời gian qua, nhiều nông dân ở đây được Tổ chức Phát triển quốc tế (IDE) tại Việt Nam hỗ trợ một phần chi phí trang bị hệ thống phun sương, nằm trong hạng mục của đề án xây dựng chuẩn VietGAP trên sản phẩm rau sạch. Theo ông Hồ Thu - Tổ trưởng tổ hợp tác sản xuất rau an toàn Hưng Mỹ, hệ thống phun sương là kỹ thuật hoàn toàn mới trên địa bàn tỉnh, giúp hạn chế tối đa sâu bệnh tấn công, ngăn được tình trạng sâu bọ đẻ trứng trên lá.

Đất cát Bình Triều vào mùa nắng thường khô hạn, trước đây dân làng rau chỉ sản xuất một ít diện tích ở nơi chủ động được nước tưới. Tuy nhiên, nhờ hệ thống phun sương khai thác mạch nước ngầm dồi dào, cây rau đã chủ động được nguồn nước thường xuyên. Hiện trên địa bàn xã có hàng chục hộ dân đầu tư hệ thống phun sương cho rau. “Vì có hệ thống phun sương, nên rau được trồng, xuất bán ra thị trường quanh năm suốt tháng” - ông Thu khẳng định. Người trồng rau Bình Triều có cuộc sống ổn định nhờ sản phẩm có đầu ra. Thêm nữa, so với các nông sản khác, rau sạch ngày càng có giá, thị trường tiêu thu rộng khắp. Một số hộ còn liên kết trồng rau đáp ứng một phần thị trường hàng hóa. Rau sạch Bình Triều đã đưa vào tiêu thụ tại Trạm dừng nghỉ đường bộ Bình An (Thăng Bình) và các đầu mối chợ trung tâm.

Người trồng rau sạch hết nghèo

“Gia đình tôi canh tác 3.000 m2 rau xanh các loại. Bình quân mỗi ngày bán hơn 30 kg rau. Một năm thu nhập tối thiểu 50 triệu đồng từ rau. Hộ nghèo trên địa bàn không rơi vào đối tượng trồng rau sạch” - Ông Phạm Đình Tín - Chi hội phó Chi hội Nông dân khối phố 2, phường Trường Xuân.

TRẦN HỮU

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang