• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hậu Giang: Bất cập mía chạy lũ

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 28/10/2012
Ngày cập nhật: 30/10/2012

Nước lũ về, nhiều diện tích mía ở huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã bị ngập sâu trong nước, nhưng người dân vẫn chưa thể bán được mía vì tình trạng thiếu nhân công thu hoạch đang diễn ra gay gắt. Điều càng lo lắng hơn đối với người trồng mía lúc này là có rất ít thương lái đến thu mua, nhất là ở những vùng trũng.

Sốt thương lái

Về các xã vùng trũng của huyện Phụng Hiệp vào những ngày này sẽ cảm nhận được sự lo lắng của bà con nơi đây khi đa phần diện tích mía đều bị ngập khỏi mặt liếp từ 0,2 - 0,3 m hơn một tuần nay, nhưng việc bán mía gặp nhiều khó khăn do có rất ít thương lái đến thu mua. Đang thu hoạch 4,5 công mía, anh Võ Văn Tiếp, ở ấp Phương Hòa, xã Phương Bình, cho biết: “Toàn ấp có hơn 60ha mía, nhưng từ đầu vụ đến nay chỉ có 3 - 4 thương lái đến mua mía cho bà con dẫn đến tình hình thu hoạch mía ở đây rất chậm. Gia đình tôi phải đợi nửa tháng nay (kể từ ngày kêu lái) mới bán được mía”. Theo báo cáo của ngành nông nghiệp huyện, mỗi ngày có từ 280 - 300 ghe trong và ngoài tỉnh đến mua mía cho người dân địa phương. Nhưng theo phản ánh của bà con, trên thực tế, các thương lái chỉ tập trung mua ở những khu vực có điều kiện vận chuyển dễ dàng, mía tương đối chất lượng. Còn những vùng lung, trũng thì số lượng ghe đến thu mua rất hạn chế. Điều này, gây nhiều khó khăn cho người trồng mía, đặc biệt là trong thời điểm nước lũ đang lên như hiện nay.

Nhiều diện tích mía của nông dân đã bắt đầu khô đọt và đang chết dần do lũ.

Có thể nói, việc “hiếm” thương lái thu mua không chỉ làm ảnh hưởng đến tiến độ thu hoạch mà còn dẫn tới tình trạng nông dân bị ép giá là điều khó tránh khỏi. Anh Tiếp cho biết thêm: “Mọi năm, giá cả được thương lượng giữa nông dân với thương lái, và được thực hiện theo cơ chế thuận mua vừa bán. Còn năm nay, bà con nơi đây muốn bán mía phải đi “năn nỉ” thương lái và họ cho giá bao nhiêu là bán bấy nhiêu chứ không dám đòi thêm vì sợ bị bỏ lại”. Rẫy mía của anh Tiếp đang thu hoạch bán với giá 760 đồng/kg so với giá bao tiêu là 900 đồng/kg mía 10CCS, nhưng anh không thể chờ được vì nước lũ đã về. Nếu kéo dài thời gian thu hoạch thì mía chết, chất lượng đường giảm thấp và giá sẽ còn thấp hơn giá hiện tại. Với giá mía như hiện nay, trước mắt, gia đình anh lỗ gần 8 triệu đồng.

Ông Đỗ Văn Vững, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phương Bình, cho hay: Hiện toàn xã còn khoảng 100 ha mía chưa thu hoạch, hầu hết diện tích này đều đã bị ngập sâu gần một tuần nay, nhưng chưa tiêu thụ được do có rất ít thương lái đến thu mua. Trước tình hình lũ về, UBND huyện và ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp có chỉ đạo các xã thành lập đoàn đi vận động người dân bán mía để tránh thiệt hại, nhưng thực tế, bà con rất muốn bán nhưng tìm không ra thương lái và chịu áp lực về giá.

Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp Nguyễn Thế Tự cho rằng: Là vùng mía trọng điểm của tỉnh, người trồng mía nơi đây đang bước vào giai đoạn chính vụ thu hoạch. Ban đầu, nhiều nông dân có ý định chờ giá nhưng áp lực của mưa lũ, nguy cơ bị giảm năng suất, chất lượng nên Phòng Nông nghiệp ngoài mặt chỉ đạo cho các địa phương khẩn trương vận động người dân bán mía còn kêu gọi các nhà máy đường trong và ngoài tỉnh đẩy nhanh tiến độ thu mua mía, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Tuy các nhà máy trong khu vực có vào thu mua mía chạy lũ cho người dân theo mời gọi của UBND tỉnh và Hiệp hội Mía đường Việt Nam, nhưng tốc độ tiêu thụ mía cũng không mấy khả quan, đặc biệt giá mía vẫn không tăng mà đang có chiều hướng giảm. Hiện giá mía đang được chia làm hai loại, ở các xã vùng sâu, xa có giá từ 750 - 780 đồng/kg, các xã thuận lợi đường giao thông thủy là 850 - 870 đồng/kg. Đến thời điểm này, toàn huyện mới thu hoạch hơn 6.000/9.037 ha. Bình quân mỗi ngày Phụng Hiệp chỉ tiêu thụ từ 90 - 100 ha mía (trước đó 85 - 90 ha). Trong số diện tích còn lại, có khoảng 500 ha mía ở các xã vùng trũng của huyện như: Hòa An, Phương Bình, Hòa Mỹ,… đang bị ngập cục bộ, có nguy cơ làm ảnh hưởng đến năng suất, chữ đường cần thu hoạch sớm…

Thiếu nhân công

Do tình hình lũ về, người dân ai nấy đều muốn bán nên giá nhân công đốn mía liên tục tăng. Hiện tại, giá nhân công thu hoạch mía đang ở mức từ 160.000 - 200.000 đồng/tấn mía (tùy theo đường xa hay gần). Tuy giá tăng, nhưng việc kiếm có người để mướn cũng không phải dễ dàng. Mấy ngày qua, gia đình anh Nguyễn Văn Theo, ở ấp 8, xã Hòa An như ngồi trên đống lửa khi còn hơn 1ha mía vẫn chưa thể thu hoạch do không có nhân công, trong khi nước lũ đã ngập khỏi mặt liếp gần một tuần nay. Anh Theo chia sẻ: “Năm nay, gia đình tôi canh tác được 2,1 ha mía, giống ROC 16 và Quế Đường. Tôi vừa bán xong 1ha mía giống ROC 16, còn lại 1,1ha tuy đã kiếm nhân công mấy ngày nay để thu hoạch nhưng vô cùng khó khăn”. Cũng theo anh, do vùng đất nơi đây trũng, khi nước ngập việc đốn mía không mấy dễ dàng. Trong điều kiện khó khăn chung về nhân công như hiện nay nên đa phần những người đốn thuê chỉ lựa những khu vực tương đối dễ đốn, vì số lượng được nhiều mà tiền công không thay đổi. Nếu muốn lôi kéo họ về, buộc lòng phải tăng tiền thuê lên. Nhưng người dân nơi đây không thể thực hiện được do giá mía hiện tại quá thấp, nếu tăng thêm tiền thì tiếp tục bị lỗ sâu.

Ảnh: H.PHƯỚC

Có chung hoàn cảnh trên là gia đình ông Lý Văn Việt, ở cùng ấp 8, xã Hòa An. Nhà chỉ có gần 2 công mía, nhưng đã kiếm nhân công hơn một tuần nay vẫn chưa có, trong khi mía đã bắt đầu khô đọt và chết dần. Tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài thêm vài ngày nữa mía của ông sẽ chết hàng loạt là điều khó tránh khỏi. Ông Việt bộc bạch: “Năm nay, quả là một mùa mía thật đắng dành cho nông dân. Ngoài chịu áp lực về giá cả, thương lái, còn lâm vào cảnh thiếu nhân công. Với tình cảnh như hiện nay, nhiều khả năng bà con nơi đây sẽ bỏ vụ mía sau vì không có vốn đầu tư”.

Thực trạng đang đặt ra với các ngành chức năng là nên sớm có biện pháp căn cơ nhằm giúp người dân đẩy nhanh tiến độ thu hoạch mía chạy lũ, nhất là ở khu vực vùng sâu, vùng xa nhằm giảm những thiệt hại cay đắng xảy ra như vụ mía năm 2011…

HỮU PHƯỚC

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang