• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ðể chăn nuôi trang trại phát triển bền vững

Nguồn tin: ND,18/1/2006
Ngày cập nhật: 18/1/2007

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, bình quân đạt 7-8%/năm. Bên cạnh phương thức chăn nuôi truyền thống, thì chăn nuôi trang trại đã hình thành và có xu hướng ngày càng phát triển. Tuy nhiên, ở lĩnh vực này đặt ra nhiều vấn đề, cần có những giải pháp đồng bộ để phát triển bền vững.

Chăn nuôi trang trại phát triển mạnh, nhưng chưa bền vững

Từ khi có Nghị quyết số 03 (ngày 2-2-2000) của Chính phủ về phát triển kinh tế trang trại, một số địa phương đã có những chính sách, chủ trương cụ thể nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trang trại nói chung và loại hình trang trại chăn nuôi nói riêng; tập trung nguồn lực và coi đó là hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế quan trọng trong nông nghiệp, với mục tiêu tăng dần tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi từ 24 đến 25% hiện nay lên 30% (có tỉnh đặt mục tiêu là 50%) đến năm 2010. Theo số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi, đến cuối năm 2006, tổng số trang trại chăn nuôi trên toàn quốc là 17.721, trong đó miền bắc có 6.313 trang trại (chiếm 35,62%); miền nam là 11.408 trang trại (chiếm 64,38%). Do điều kiện quỹ đất, nguyên liệu thức ăn phong phú, công nghiệp chế biến phát triển và thị trường tiêu thụ lớn, cho nên Ðông Nam Bộ là vùng có chăn nuôi trang trại, tập trung phát triển mạnh nhất của cả nước, với 6.366 trang trại (chiếm 35,92%); tiếp theo là đồng bằng sông Hồng có 3.157 trang trại (chiếm 17,82%); đồng bằng sông Cửu Long là 2.171 trang trại (chiếm 12,25%); tới Bắc Trung Bộ chiếm 9,92%, Tây Nguyên chiếm 8,35%; còn ven biển Nam Trung Bộ chiếm 7,85% so với toàn quốc. Các vùng Ðông Bắc, Tây Bắc với đất đai rộng lớn chỉ chiếm 4,76% và 3,13%, chủ yếu là trang trại chăn nuôi đại gia súc và chăn nuôi lợn.

So với phương thức truyền thống, chăn nuôi trang trại mang lợi nhuận ổn định hơn cho người chăn nuôi. Song, lợi nhuận đó lại phụ thuộc quy mô, loại hình chăn nuôi và mức độ đầu tư. Theo điều tra, với điều kiện thuận lợi, nuôi lợn thịt bình quân thu lãi từ 200 đến 250 nghìn đồng/con/lứa trong vòng bốn tháng. Nuôi lợn sinh sản cho lãi từ 2 đến 2,5 triệu đồng/nái/năm. Nuôi gà thịt lãi từ 1.000 đến 1.200 đồng/kg. Nuôi gà trứng lãi từ 100 đến 150 đồng/quả. Nuôi vỗ béo bò thịt thu lợi khoảng từ 200 đến 300.000 đồng/con/tháng, bò sinh sản lãi từ 1,5 đến 2,0 triệu đồng/con/năm. Ðồng thời, việc sử dụng lao động ở các trang trại, chủ yếu là thành viên trong gia đình (chiếm 70-80% sức lao động) đã góp phần giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nhàn rỗi ở nông thôn.

Do phần lớn các trang trại chăn nuôi nước ta còn ở quy mô nhỏ (chiếm 65-70%), chủ yếu là trang trại hộ gia đình, khả năng đầu tư, tiềm lực tài chính, quỹ đất có thể còn hạn hẹp, nên chưa tạo thành các vùng, khu chăn nuôi tập trung lớn. Hầu hết các địa phương chưa có quy hoạch lâu dài cho khu chăn nuôi tập trung, chăn nuôi trang trại dẫn đến tình trạng là các trang trại xây dựng một cách tùy tiện, thiếu quy hoạch, ảnh hưởng môi trường sinh thái. Vả lại các chủ trang trại cũng chưa được đào tạo sâu về kỹ thuật chăn nuôi công nghiệp, nhất là nghiệp vụ quản lý kinh tế trang trại, điều đó hạn chế đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Giá thành sản phẩm chăn nuôi của nước ta thường cao hơn so với các nước trong khu vực và thế giới.

Khó khăn cần tháo gỡ

Về tình hình phát triển chăn nuôi trang trại hiện nay, Phó Cục trưởng Chăn nuôi Nguyễn Thanh Sơn cho biết: Chăn nuôi trang trại phát triển còn mang tính tự phát. Thời gian cho thuê đất, thủ tục thuê, giao đất ở một số địa phương còn nhiều phức tạp, phiền hà. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng nhận trang trại còn rất chậm. Trong khi nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế trang trại rất lớn, mà khả năng tiếp cận nguồn vốn của chủ trang trại từ các tổ chức tín dụng lại gặp nhiều khó khăn. Sự bùng nổ các dịch bệnh cũng làm yếu năng lực cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi, việc gắn kết giữa nhà sản xuất, tiêu thụ gặp nhiều trắc trở. Hơn nữa, mô hình thương mại cho các sản phẩm chăn nuôi còn manh mún, chưa hoàn chỉnh với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, khả năng nắm bắt những thông lệ thương mại quốc tế vẫn còn nhiều bất cập. Ở các khu vực chăn nuôi tập trung, chủ trang trại chưa được hưởng các chính sách khuyến khích cũng như đầu tư (như khu công nghiệp), bao gồm hỗ trợ cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng, miễn giảm tiền thuê đất trong những năm đầu xây dựng...

Trao đổi ý kiến với một số chủ trang trại điển hình ở vùng đồng bằng sông Hồng, họ cho rằng, khó khăn lớn để phát triển chăn nuôi trang trại tập trung hiện nay là vấn đề đất đai. Do đó, các địa phương cần sớm công bố quy hoạch tổng thể (khu chăn nuôi tập trung), mang tính ổn định và lâu dài vì đầu tư cho nó là rất lớn, bởi không phải một sớm một chiều là có thể thu hồi vốn. Các khu chăn nuôi đó cần được coi như các khu công nghiệp nhỏ (công nghiệp trong nông nghiệp), được áp dụng các cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước. Thực tế, thời hạn vay vốn ngân hàng quá ngắn, lãi suất lại quá cao so với hiệu quả chăn nuôi. Vả lại chi phí cho việc xử lý môi trường tại các khu chăn nuôi cao nên rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước.

Có thể khẳng định, việc phát triển bền vững mô hình chăn nuôi trang trại, tập trung là xu thế tất yếu của ngành chăn nuôi khi Việt Nam chính thức tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cũng là yêu cầu cấp bách hơn khi dịch cúm gia cầm, lở mồm, long móng gia súc vẫn diễn biến phức tạp. Việc tổ chức chăn nuôi theo mô hình trang trại tập trung sẽ tạo điều kiện tăng năng suất, cải tiến chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường sinh thái. Vì thế, hơn lúc nào hết, các chủ trang trại mong muốn Nhà nước "tiếp sức" cho khu vực kinh tế này. Những chính sách thông thoáng, phù hợp về đất đai, vốn, đầu tư, thị trường... cho chăn nuôi trang trại sẽ là những giải pháp thiết thực, là nguồn lực để ngành chăn nuôi nước ta vượt qua thách thức, phát triển bền vững trong thời gian tới.

HẢI PHƯƠNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang