• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp

Nguồn tin: ND, 10/03/2004
Ngày cập nhật: 10/3/2004

Nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu mà một doanh nghiệp sử dụng đối với hàng hóa của mình để phân biệt với hàng hóa cùng loại của doanh nghiệp khác. Dưới đây là khái niệm, chức năng của nhãn hiệu và cách thức bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.

1. Giới thiệu

a. Nhãn hiệu hàng hoá là gì ?

Nhãn hiệu hàng hoá là dấu hiệu để phân biệt hàng hoá dịch vụ

Trong cuộc sống hàng ngày, một việc rất thường thấy là bạn vào một cửa hàng để mua một món hàng. Tại sao bạn quyết định mua món hàng đó không một chút ngần ngại trong khi có rất nhiều hàng cùng loại bày trên giá ? Có thể bạn quyết định chọn mua do giá cả của nó, nhưng có thể là bạn đã mua món hàng đó trước đây và thoả mãn với chất lượng của món hàng đó hoặc đơn giản là bạn tin tưởng vào nhà sản xuất.

Làm thế nào bạn chọn đúng được loại hàng hoá mà mình ưa thích? Rất đơn giản là bạn nhìn vào những dấu hiệu mà nhà sản xuất ghi trên hàng hoá. Các dấu hiệu này khác biệt với các dấu hiệu được ghi trên hàng hoá cùng loại của các nhà sản xuất khác. Nhờ dấu hiệu này bạn có thể dễ dàng phân biệt được hàng hoá mình ưa thích với các hàng hoá cùng loại khác. Dấu hiệu này dẫn bạn đến hàng hoá bạn thích giữa các hàng hoá cùng loại được bày bán trên giá. Dấu hiệu này chính là nhãn hiệu hàng hóa.

Vậy, nhãn hiệu hàng hoá là dấu hiệu mà một doanh nghiệp sử dụng đối với hàng hoá của mình để phân biệt hàng hoá cùng loại của các doanh nghiệp khác.

Theo luật nhãn hiệu hàng hoá Việt nam, dấu hiệu này có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc khác nhau.

Các thí dụ về nhãn hiệu hàng hoá

Theo luật nhãn hiệu hàng hoá Việt Nam, nhãn hiệu hàng hoá phải là dấu hiệu nhìn thấy được, như vậy âm thanh, mùi không phải là nhãn hiệu hàng hoá. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh, màu sắc hai chiều hoặc ba chiều. Sau đây là các thí dụ về nhãn hiệu hàng hoá được chấp nhận theo luật nhãn hiệu hàng hoá Việt Nam.

Nhãn hiệu hàng hoá từ ngữ

AN LẠC, VINATABA, PETROLIMEX, COCA COLA

Nhãn hiệu hàng hoá hình ảnh

Nhãn hiệu hàng hoá kết hợp

Nhãn hiệu hàng hoá ba chiều

Nhãn hiệu dịch vụ

Tương tự như nhãn hiệu hàng hoá đối với sản phẩm, nhãn hiệu dịch vụ là dấu hiệu mà các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như ngân hàng, công ty luật, công ty xây dựng sử dụng cho các dịch vụ của mình để phân biệt dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác. Nhãn hiệu dịch vụ được bảo hộ dưới luật nhãn hiệu hàng hoá, các quy phạm pháp luật liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá cũng được áp dụng cho nhãn hiệu dịch vụ. Tuy nhiên, trong luật nhãn hiệu hàng hoá thuật ngữ “nhãn hiệu dịch vụ” không được sử dụng. Thay vào đó, thuật ngữ “nhãn hiệu hàng hoá” trong luật nhãn hiệu hàng hoá được dùng chung để chỉ nhãn hiệu hàng hoá cho sản phẩm và nhãn hiệu hàng hoá cho dịch vụ.

Nhãn hiệu tập thể

Nếu vì một lý do nào đó, doanh nghiệp của bạn và một số doanh nghiệp khác cùng sử dụng một nhãn hiệu hàng hoá, cho cùng một hoặc một số loại sản phẩm, thì khi nộp đơn các doanh nghiệp phải cử một người đại diện nộp đơn và quy chế sử dụng nhãn hiệu đó. Nhãn hiệu đó được gọi là nhãn hiệu tập thể.

Nhãn hiệu liên kết

Trong trường hợp bạn đăng ký các nhãn hiệu hàng hoá tương tự nhau cho các sản phẩm tương tự nhau hoặc có liên quan đến nhau hoặc bạn đăng ký các nhãn hiệu hàng hoá trùng nhau sử dụng cho các sản phẩm dịch vụ tương tự nhau thì nhãn hiệu đó được gọi là nhãn hiệu liên kết. Nghĩa là trong trường hợp này, các xét nghiệm viên không dựa trên những nhãn hiệu trùng hoặc nhãn hiệu tương tự đã đăng ký của bạn làm cơ sở để từ chối cấp văn bằng bảo hộ cho các nhãn hiệu sau của bạn.

Nhãn hiệu nổi tiếng

Khi nhãn hiệu của bạn được sử dụng một cách liên tục cho các sản phẩm, dịch vụ được người tiêu dùng tín nhiệm, nhờ quá trình sử dụng nhãn hiệu hàng hoá như vây, nhãn hiệu của bạn được biết đến một cách rộng rãi, thì nhãn hiệu của bạn trở thành nhãn hiệu nổi tiếng. Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ một cách đặc biệt như không đăng ký mà vẫn được bảo hộ, được bảo hộ đối với bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào bất kể chúng có tương tự hay không. Tuy nhiên, việc chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng là rất khó khăn.

Nhãn hiệu hàng hoá là một trong những tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp

Để đưa một sản phẩm hàng hoá (bao gồm cả dịch vụ) vào thị trường, trước hết bạn phải lên kế hoạch thiết kế, chế tạo sản phẩm có chất lượng, hình thức, tính năng, giá cả phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Sau đó thiết kế nhãn hiệu hàng hoá phù hợp với sản phẩm. Sau khi đã có nhãn hiệu hàng hoá cho sản phẩm, bạn phải quảng cáo, giới thiệu sản phẩm để khách hàng biết về sản phẩm đó và đồng thời đưa hàng hoá ra tiêu thụ trên thị trường.

Khi hàng hoá đã có chỗ đứng trên thị trường bạn phải kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm để gây niềm tin cho khách hàng sử dụng sản phẩm. Để được là chủ hợp pháp của nhãn hiệu hàng hoá, bạn phải nộp đơn yêu cầu bảo hộ, theo đuổi đơn cho đến khi được cấp bằng. Đó là một quá trình lâu dài, bạn phải chi phí rất nhiều tiền của, công sức và thời gian để tạo chỗ đứng trên thị trường cho một nhãn hiệu hàng hoá.

Khi hàng hoá đã được người tiêu dùng chấp nhận và tin tưởng, thì nhãn hiệu hàng hoá sẽ tạo ra lợi nhuận rất lớn cho bạn thông qua sản xuất hàng hoá mang nhãn hiệu đó hoặc ký hợp đồng licence cho phép doanh nghiệp khác sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đó. Khi đó nhãn hiệu hàng hoá trở thành tài sản rất quan trọng của bạn. Giá trị tài sản này tăng lên hàng ngày, tỷ lệ thuận với hàng hoá bạn bán ra, vì bạn bán ra các nhiều hàng hoá mang nhãn hiệu này thì càng nhiều người biết đến nhãn hiệu hàng hoá của bạn và giá trị của nhãn hiệu hàng hoá của bạn cũng tăng lên. Khi nhãn hiệu hàng hoá của bạn trở nên nổi tiếng, thì đó là tài sản vô giá.

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, do xu hướng toàn cầu hoá, nên thị trường không phải là chỉ ở một quốc gia hoặc vài quốc gia mà nó mở rộng trên phạm vi toàn thế giới. Vì vậy các chuyên gia kinh tế đều thống nhất rằng, trong bối cảnh hiện nay quyền sở hữu công nghiệp trong đó bao gồm cả nhãn hiệu hàng hoá là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp. Giá trị của những nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như Coca Cola, Kodak, Mallboro lên đến hàng chục tỷ USD.

Sự khác nhau giữa tên thương mại và nhãn hiệu hàng hoá

Rất nhiều người lầm tưởng tên thương mại và nhãn hiệu hàng hoá là một, nhưng thực ra chúng khác nhau. Tên thương mại và nhãn hiệu hàng hoá là hai đối tượng khác nhau của luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Khi bạn thành lập một doanh nghiệp, bạn phải đặt tên cho nó. Bạn sẽ sử dụng tên đó để đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước như sở kế hoạch đầu tư, cơ quan thuế để có thể tiến hành hoạt động. Trong khi kinh doanh bạn cũng dùng tên thương mại trong giao dịch của mình để phân biệt doanh nghiệp của bạn với các doanh nghiệp khác. Vì lý do đó, tên thương mại phải bao gồm các từ ngữ, chữ số phát âm được. Tên thương mại phải bao gồm thành phần phân biệt như Thành Đô, Tân Tiến, thành phần xác định hình thức doanh nghiệp như Công ty cổ phần, công ty TNHH và có thể có thành phần chỉ lĩnh vực kinh doanh như xây dựng, vận chuyển. Một doanh nghiệp chỉ có một tên thương mại (có thể có tên đối nội và tên đối ngoại).

Trong khi đó, nhãn hiệu hàng hoá là tên của hàng hoá được sử dụng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác nhau. Vì vậy, nhãn hiệu hàng hoá có thể được cấu thành từ các yếu tố nhìn thấy như từ ngữ, hình ảnh, con số, màu sắc. Một doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm hoặc có thể kinh doanh nhiều dịch vụ, vì vậy một doanh nghiệp có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hoá. Trong rất nhiều trường hợp, doanh nghiệp lấy thành phần phân biệt trong tên thương mại làm nhãn hiệu hàng hoá.

Sau đây là một số điểm khác biệt giữa tên thương mại và nhãn hiệu hàng hoá

Tên thương mại

Nhãn hiệu hàng hoá

Luật bảo vệ Luật thương mại & Luật dân sự (phần sở hữu trí tuệ) Luật dân sự (phần sở hữu trí tuệ)

Chức năng Là dấu hiệu để phân biệt các doanh nghiệp Là dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ

Thành phần cấu tạo Từ ngữ, chữ số đọc được Từ ngữ, chữ số đọc được, hình ảnh, màu sắc

Phạm vi bảo hộ Trong một địa bàn, trên một lĩnh vực Trên toàn quốc

Thời hạn bảo hộ Không hạn chế 10 năm (có thể gia nhạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn thêm 10 năm)

b. Chức năng của nhãn hiệu hàng hoá

Chức năng phân biệt hàng hoá dịch vụ

Như đã nói ở trên, bạn chọn mua hàng hoá dựa trên dấu hiệu hay nhãn hiệu hàng hoá mà nhà sản xuất gắn trên sản phẩm hay bao bì sản phẩm. Như vậy, nhãn hiệu hàng hoá có chức năng phân biệt hàng hoá cùng loại của các nhà sản xuất khác nhau. Chức năng này của nhãn hiệu hàng hoá dẫn bạn đến đúng hàng hoá mà bạn ưa thích hay nói cách khác “nhãn hiệu hàng hoá là người bán hàng im lặng”.

Chức năng thông tin nguồn gốc sản phẩm

Bạn quyết định chọn mua một sản phẩm nào đó không một chút do dự bởi vì có thể trước đây bạn đã mua hàng hoá đó, bạn đã biết hàng hoá đó của nhà sản xuất nào và bạn tin tưởng vào hàng hoá của nhà sản xuất đó. Như vậy nhãn hiệu hàng hoá có chức năng thông tin về nguồn gốc sản phẩm.

Chức năng thông tin các đặc tính sản phẩm

Bạn chọn mua hàng hoá đó vì trước đó bạn đã mua và bạn hài lòng về chất lượng, giá cả của nó. Bạn mua hàng hoá đó bởi vì bạn biết rõ chất lượng của hàng hoá đó, biết sản phẩm đó chế tạo từ vật liệu gì , biết hàng hoá đó có hợp với túi tiền của bạn không và rất nhiều thông tin về sản phẩm đó. Như vậy nhãn hiệu hàng hoá có chức năng thông tin về đặc tính sản phẩm.

c. Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của bạn trước sự vi phạm như thế nào?

Luật nhãn hiệu hàng hoá

Hãy tưởng tượng bạn bước vào một cửa hàng điện tử vì bạn muốn mua một chiếc TV Sony. Bạn mua chiếc TV đó vì bạn nghĩ đến danh tiếng của nhãn Sony (nhãn hiệu hàng hoá) gắn trên đó. Giả sử rằng chiếc TV đó được gắn nhãn giả Sony bởi một công ty khác. Do hành động gắn nhãn giả đó mà quyền lợi của bạn bị xâm hại.

Mặt khác, danh tiếng của công ty Sony cũng bị tổn hại nếu chiếc TV đó có chất lượng rất kém. Và doanh số bán ra của Sony cũng giảm do nhiều người mua TV nhầm tưởng đó là của công ty Sony nhưng thực ra lại là của công ty khác. Hơn nữa, nếu một nhãn hiệu nổi tiếng dễ dàng bị xâm phạm thì sự xâm phạm sẽ xảy ra phổ biến vì lấy danh tiếng của người khác thì ít tốn tiền bạc, công sức và có hiệu quả cao hơn nhiều so với tự mình tạo ra một nhãn hiệu hàng hoá mới.

Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà sản xuất, Nhà nước ban hành luật nhãn hiệu hàng hoá. Luật nhãn hiệu hàng hoá ngăn chặn không chỉ việc bên thứ ba sử dụng nhãn hiệu hàng hoá trùng cho sản phẩm cùng loại với nhãn hiệu được đăng ký mà còn ngăn chặn cả việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá tương tự cho các sản phẩm tương tự nếu việc sử dụng này gây nhẫm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá.

Nhãn hiệu hàng hoá của các doanh nghiệp cũng được Nhà nước bảo hộ bằng luật chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp.

Ở Việt Nam các điều luật liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá và chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nhiệp được quy định tại Chương 2 Phần 6 của Bộ luật dân sự được Quốc hội thông qua ngày 20-10-1995. Dưới Bộ luật dân sự, Chính phủ đã ban hành các nghị định 63/CP này 24-10-1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, nghị định 06/2001/NĐ-CP sửa đổi nghị định 63/CP; Nghị định 54/2000/NĐ-CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp. Nhà nước còn ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác để xử lý những hành vi vi phạm.

Nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá

Theo luật nhãn hiệu hàng hoá Việt Nam, để Nhà nước bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của mình, bạn phải nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng, mặc dù chủ sở hữu không nộp đơn yêu cầu bảo hộ, nhưng nhãn hiệu vẫn được bảo hộ theo một cơ chế bảo hộ đặc biệt). Cơ quan đó là Cục Sở hữu Công nghiệp thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

Bạn có thể nộp đơn trực tiếp cho Cục Sở hữu Công nghiệp hoặc bạn có thể nộp đơn thông qua các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp. Đây là các tổ chức chuyên nghiệp cung cấp các dịch vụ liên quan đến sở hữu công nghiệp như tư vấn luật sở hữu công nghiệp, nộp đơn, cung cấp thông tin , xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp v.v.

Luật nhãn hiệu hàng hoá Việt Nam quy định việc cấp văn bằng bảo hộ theo nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên”. Nghĩa là nếu có từ hai chủ thể trở lên nộp đơn cho cùng một nhãn hiệu hàng hoá thì người nộp đơn đầu tiên sẽ được cấp văn bằng bảo hộ nếu nhãn hiệu đó đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ.

Tuy nhiên, luật cũng quy định khi nộp đơn, người nộp đơn phải trung thực, có nghĩa là người nộp đơn không được nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu của người khác. Nếu văn bằng bảo hộ được cấp trên cơ sở người nộp đơn không trung thực, thì văn bằng đó có thể bị hủy vào bất cứ lúc nào.

Quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá

Mục đích của Luật nhãn hiệu hàng hoá là bảo vệ doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu hàng hoá trong việc sản xuất kinh doanh của mình, như vậy chỉ có những chủ thể có hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp mới được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá.

Để chứng minh là mình có hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp, khi nộp đơn bạn phải nộp bản sao có công chứng của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc giấy phép đầu tư đối với công ty có vốn nước ngoài).

Theo Luật nhãn hiệu hàng hoá Việt Nam, trong đơn yêu cầu bảo hộ bạn chỉ có thể chỉ định danh mục sản phẩm, dịch vụ trong phạm vi được phép kinh doanh ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy phép đầu tư. Luật cũng cho phép bạn chỉ định danh mục sản phẩm, dịch vụ mà bạn sẽ tiến hành sản xuất, kinh doanh trong tương lai với điều kiện danh mục này nằm trong phạm vi bạn được phép kinh doanh.

Nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động thương mại, luật cũng cho phép bạn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá sản phẩm mà bạn đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện nhà sản xuất không sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đó và không phản đối việc bạn nộp đơn.

Phân loại hàng hoá dịch vụ

Trong đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, bạn phải chỉ định rõ các sản phẩm, dịch vụ dùng nhãn hiệu hàng hoá đó. Luật nhãn hiệu hàng hoá phân loại tất cả các sản phẩm dịch vụ thành 42 nhóm, trong đó từ nhóm 1 đến nhóm 34 dành cho hàng hoá và từ nhóm 35 đến nhóm 42 dành cho dịch vụ. Việc phân nhóm này chủ yếu để quản lý và tính lệ phí, cũng có trường hợp việc phân nhóm này được sử dụng làm một trong những căn cứ để xem xét tính tương tự của hàng hoá, dịch vụ. Bạn cũng có thể nộp một đơn yêu cầu bảo hộ cho nhiều nhóm sản phẩm. Lệ phí xử lý đơn tính cho mỗi nhóm sản phẩm.

Văn bằng bảo hộ

Đơn của bạn sẽ trải qua quá trình xét nghiệm bởi các xét nghiệm viên của Cục Sở hữu Công nghiệp. Nếu nhãn hiệu hàng hoá của bạn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, Cục Sở hữu Công nghiệp sẽ cấp cho bạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Khi đó bạn sẽ là chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu hàng hoá. Bạn độc quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá cho sản phẩm được ghi trong giấy chứng nhận.

Vì mục đích của Luật nhãn hiệu hàng hoá là duy trì danh tiếng cho người sử dụng hàng hoá đó nên luật này không quy định thời hạn bảo hộ. Tuy nhiên luật quy định hiệu lực của văn bằng bảo hộ 10 năm và chủ văn bằng có thể yêu cầu duy trì hiệu lực nhiều lần liên tiếp. Mục đích của quy định này là nếu chủ văn bằng không sử dụng nhãn hiệu hàng hoá nữa thì không cần phải duy trì hiệu lực, tạo cơ hội cho người khác có thể sử dụng nhãn hiệu này.

Tuy nhiên, văn bằng bảo hộ chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ của nước cấp văn bằng. Hay nói cách khác, nếu bạn muốn bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của bạn ở nước ngoài thì bạn phải nộp đơn yêu cầu bảo hộ ở nước đó.

Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá

Sau khi được công nhận là chủ hợp pháp của nhãn hiệu hàng hoá thông qua văn bằng bảo hộ, bạn có quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá của mình trong các hoạt động sản xuất kinh doanh như gắn lên sản phẩm, bao bì sản phẩm giấy tờ giao dịch; quảng cáo tiếp thị, nhập khẩu hàng hoá v.v.

Bạn có quyền chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho người khác thông qua hợp đồng licence hoặc chuyển giao nhãn hiệu hàng hoá của mình cho người khác thông qua các hình thức chuyển giao như bán, thừa kế. Các hành vi chuyển giao này phải tuân theo các quy định của pháp luật.

Khi phát hiện có hành vi vi phạm bạn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm đó.

Là chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá bạn có nghĩa vụ phải sử dụng nhãn hiệu hàng hoá. Luật quy định nếu bạn không sử dụng nhãn hiệu hàng hoá trong 5 năm liền thì văn bằng bảo hộ có thể bị đình chỉ.

Đình chỉ hiệu lực của văn bằng bảo hộ

Trong trường hợp bạn không có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu hàng hoá nữa, hoặc là do bạn quên, nên hết thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ bạn không yêu cầu duy trì hiệu lực, thì văn bằng bảo hộ sẽ bị đình chỉ hiệu lực.

Vì văn bằng bảo hộ được cấp để bảo vệ cho doanh nghiệp trong kinh doanh, cho nên nếu doanh nghiệp không sử dụng nhãn hiệu trong một thời gian dài mà không có lý do chính đáng, thì bên thứ ba có quyền nộp đơn yêu cầu đình chỉ hiệu lực của văn bằng bảo hộ. Khi đó văn bằng bảo hộ sẽ bị đình chỉ hiệu lực. Luật nhãn hiệu hàng hoá Việt Nam quy định thời hạn này là 5 năm. Quy định này giúp cho bên thứ ba có thể sử dụng một nhãn hiệu hàng hoá nếu chủ của nhãn hiệu này không sử dụng trong một thời gian dài.

Văn bằng bảo hộ cũng bị đình chỉ hiệu lực trong trường hợp chủ sở hữu chấm dứt hoạt động hoặc không tồn tại mà không có người thừa kế hoặc không được chuyển nhượng cho người khác.

Huỷ bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ

Khi bạn được cấp văn bằng bảo hộ, một bên thứ ba có thể yêu cầu Cục Sở hữu Công nghiệp hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ theo những căn cứ sau:

Nếu bạn không có quyền nộp đơn hoặc nhãn hiệu của bạn không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ. Trường hợp này nếu bên thứ ba nộp đơn yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ trong thời hạn 5 năm tính từ ngày văn bằng bảo hộ có hiệu lực thì văn bằng bảo hộ sẽ bị huỷ bỏ hiệu lực.

Trong trường hợp nếu bạn nộp đơn với động cơ không lành mạnh như nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của người khác thì văn bằng bảo hộ có thể bị huỷ bỏ vào bất cứ lúc nào.

Theo dõi tình hình sử dụng nhãn hiệu hàng hoá

Khi cấp văn bằng bảo hộ, Nhà nước đã chính thức thừa nhận nhãn hiệu hàng hoá đó là của bạn và sẽ bảo hộ quyền về nhãn hiệu hàng hoá cho bạn. Khi đó nhãn hiệu hàng hoá là tài sản của bạn. Nhưng tài sản này không phải để cất kỹ mà phải được mang ra sử dụng.

Bên cạnh việc thúc đẩy thương mại cho hàng hoá của mình như quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, tiếp thị, bạn luôn luôn phải thu thập thông tin tình hình sử dụng nhãn hiệu hàng hoá của các đối thủ cạnh tranh và hàng hoá trôi nổi trên thị trường để phát hiện các hành vi vi phạm quyền nhãn hiệu hàng hoá của mình. Mặc dù luật quy định một số cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, nhưng để bảo vệ tốt quyền của mình, bạn phải tích cực phòng chống các hành vi vi phạm quyền nhãn hiệu hàng hoá. Bằng việc nắm bắt kịp thời về tình hình sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, bạn có thể phát hiện các hành vi vi phạm nhãn hiệu hàng hoá của mình và khiếu nại đến các cơ quan chức năng để xử lý. Các biện pháp xử lý vi phạm

Khi phát hiện có hành vi vi phạm nhãn hiệu hàng hoá của mình, bạn có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, tịch thu hàng hoá vi phạm và bồi thường thiệt hai.

Bạn có ba phương án lựa chọn để thực hiện quyền này:

Một là xử lý hành chính. Mục đích chính của xử lý hành chính là buộc bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và ngăn ngừa vi phạm thông qua việc tịch thu hàng hoá vi phạm và phạt tiền, bạn cũng có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại, nhưng tiền bồi thường rất thấp (tối đa là một triệu đồng). Phương án này được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì đơn giản và nhanh chóng buộc bên vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm.

Hai là xử lý hình sự. Phương pháp này được áp dụng cho trường hợp bên vi phạm tái phạm sau khi đã bị phạt hành chính hoặc trường hợp hành vi vi phạm cấu thành tội phạm. Đây là biện pháp xử lý nghiêm khắc nhất đối với người phạm tội.

Ba là kiện dân sự. Trong trường hợp bạn bị thiệt hại nghiêm trọng do hành vi vi phạm thì bạn nên khởi kiện bên vi phạm ra Toà dân sự để toà ra phán quyết buộc bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên phương pháp này mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức. T

hạc sĩ VŨ THÁI HÀ

Email: vtha@dnlaw.com.vn

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang