• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Khắc phục tình trạng bán cà phê non

Nguồn tin: Quân Đội Nhân Dân, 18/10/2012
Ngày cập nhật: 22/10/2012

Dù chưa tới kỳ thu hoạch, nhưng hiện khoảng 50% diện tích cà phê của xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã được người dân bán cho các thương lái. Tình trạng nông dân bán cà phê non như ở xã Đạ Sar không phải là cá biệt mà đang phổ biến trên địa bàn Tây Nguyên.

Ông K’ Ha-ưn, một nông dân ở thôn 3, xã Đạ Sar cho biết, gia đình ông có 1,2 ha cà phê, đã bán cho thương lái từ cuối tháng 8 vừa qua với giá 120 triệu đồng. Trừ mọi chi phí, gia đình ông lãi khoảng 50 triệu đồng. Theo ông, nếu số cà phê này để chín, sấy khô thành nhân, có thể bán với giá khoảng 42 đến 43.000 đồng/kg. Số tiền lãi thu được sẽ gần gấp đôi so với việc bán non.

Dù phải chịu thiệt đơn, thiệt kép, nhưng tại sao có tình trạng này? Thống kê của một số địa phương, hầu hết các hộ nông dân bán cà phê non là những hộ nghèo, thiếu vốn sản xuất. Do chi phí đầu vào ngày một tăng, để có tiền mua phân bón, mua xăng chạy máy bơm nước, mua thuốc trừ sâu, thuê nhân công chăm sóc… các gia đình đã phải vay vốn ngân hàng, thậm chí vay nặng lãi từ chính các thương lái hay chủ đại lý cung ứng dịch vụ nông nghiệp. Vì vậy, để có tiền trả nợ đúng hạn, nhiều nông dân phải buộc lòng bán cà phê khi còn non. Theo phản ánh của một số nông dân, ngay sau khi hái đợt cuối cùng, vườn cà phê phải được làm cỏ, tỉa cành, bón phân, tưới nước, phun thuốc... giúp cây lấy lại sức cho kịp vụ sau. Muốn bán cà phê khô hoặc nhân, họ phải mất thời gian chờ tách vỏ, phơi, sấy khô, đóng gói, chờ người tới mua, như thế sẽ không có tiền kịp đầu tư cho vụ tới. Một lý do khác khiến người nông dân bán cà phê non là do thiếu sân phơi, thiếu nhà kho bảo quản và nhất là do giá cà phê luôn lên xuống thất thường. Để "chắc ăn", họ chấp nhận chịu thiệt để tránh lỗ.

Việc bán cà phê non đã khiến nhiều hộ trồng loại cây này rơi vào vòng luẩn quẩn, luôn trong tình trạng “ăn đong”, lợi nhuận sau thu hoạch chẳng đáng là bao, đời sống tiếp tục khó khăn. Để khắc phục tình trạng này cần nhiều giải pháp đồng bộ, nhưng trước hết các cấp chính quyền và cơ quan chức năng cần có chính sách thiết thực như hỗ trợ lãi suất vốn vay, khoanh nợ, giãn nợ đối với các hộ nghèo, đặc biệt là việc bao tiêu lâu dài sản phẩm, với mức giá hợp lý, giảm thiệt hại cho người trồng, giúp họ từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Vũ Đình Đông

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang