• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xây dựng mô hình keo lưỡi liềm cho vùng cát

Nguồn tin: Báo Quảng Trị, 17/10/2012
Ngày cập nhật: 18/10/2012

Đất cát vùng Bắc Trung Bộ có diện tích rất lớn là 334.740 ha, chiếm 12% tổng diện tích đất lâm nghiệp của cả vùng, trong đó 36,7 % diện tích còn bỏ hoang (Theo Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Nghĩa - Viện KHLN Việt Nam). Với diện tích lớn như vậy nhưng việc canh tác lâm nghiệp còn nhiều bất cập. Một trong những bất cập lớn nhất là chưa xác định được cây trồng chính phù hợp trong vùng và các biện pháp kỹ thuật trồng rừng phù hợp.

Người dân trong vùng cát nội đồng Bắc Trung Bộ nói chung và Quảng Trị nói riêng đa số là dân nghèo, đời sống phụ thuộc vào nghề nông, canh tác nông nghiệp thu nhập thấp, trong khi đất cát nội đồng lại bỏ hoang rất nhiều, đây là một bức xúc cần quan tâm giải quyết. Do đó xác định được cơ cấu cây lâm nghiệp phù hợp và biện pháp kỹ thuật thích hợp cho vùng cát nội đồng Bắc Trung Bộ có một ý nghĩa rất lớn về kinh tế và xã hội, góp phần cung cấp gỗ, củi cho người dân trong vùng, làm vành đai bảo vệ các khu canh tác nông nghiệp, nâng cao đời sống cho nhân dân, cải tạo môi sinh môi trường.

Tập đoàn cây lâm nghiệp trồng trên cát nội đồng vùng Bắc Trung Bộ vẫn chưa được điều tra một cách toàn diện, do đó chưa có những cơ sở chính xác để chọn loài cây trồng phù hợp cho đất cát nội đồng vùng này.

Mô hình cây keo lưỡi liềm năm thứ 9 tại vùng cát nội đồng xã Gio Thành, huyện Gio Linh của Trung tâm Khoa học lâm nghiệp Bắc Trung Bộ

Trong những năm gần đây công tác trồng rừng trên cát đã và đang được nhiều cơ quan chức năng quan tâm đầu tư, diện tích rừng đã tăng đáng kể. Tuy nhiên hiệu quả của rừng trồng chưa cao và chưa được đánh giá một cách đầy đủ. Một số nghiên cứu của Viện KHLN Việt Nam cho một số loài cây trồng trên vùng này gồm có: Keo lá tràm, keo tai tượng, keo lưỡi liềm, phi lao, các loài keo chịu hạn và một số loài bạch đàn trắng... nhưng cũng chưa đi sâu.

Qua tìm hiểu cây keo lưỡi liềm là một loài cây trồng có khả năng thích ứng cao với các vùng đất cát bạc màu và khô cằn đã được Trung tâm Khoa học lâm nghiệp Bắc Trung Bộ trồng thành công theo đề tài nghiên cứu. Nay Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Trị đưa vào xây dựng các mô hình nhằm giúp người dân vùng đất cát có thể phát triển một loài cây lâm nghiệp với các mục tiêu ổn định đất đai canh tác, bảo vệ môi trường sinh thái và có thể giải quyết công ăn việc làm, thu lại hiệu quả kinh tế trồng rừng. Năm 2011, Trung tâm KN-KN Quảng Trị đã thực hiện xây dựng mô hình với diện tích 20 ha tại 4 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và Hải Lăng. Năm 2012, tiếp tục xây dựng 10 ha mô hình tại 2 huyện Gio Linh, Triệu Phong.

Qua gần một năm thực hiện mô hình trồng rừng thâm canh cây keo lưỡi liềm trên cát đã đưa lại kết quả đáng khích lệ: Cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, tăng trưởng chiều cao có điểm tốt đã đạt bình quân 2 m (tại Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh), còn bình quân các điểm khác đất xấu đạt 0,6m. Tỷ lệ sống trong mô hình đạt trên 90%. Với đặc điểm đất cát khô cằn, người dân đã thực hiện công tác trồng cây keo lá tràm, keo tai tượng, keo lai nhiều lần nhưng đều thất bại, khi đưa đối tượng keo lưỡi liềm vào thực hiện mô hình đã đạt được tỷ lệ cây sống cao trong các mô hình là đã bước đầu nhìn nhận được khả năng chống chịu tốt của đối tượng cây trồng mới trên vùng đất cát vào mùa khô hạn.

Việc xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh cây keo lưỡi liềm trên cát, Trung tâm KN-KN sẽ tiếp tục triển khai trên nhiều điều kiện lập địa khác nhau trên các vùng cát nội đồng để có những đánh giá cụ thể sau các năm thực hiện tiếp theo, từ đó sẽ có những đánh giá và khuyến cáo cho người dân trên địa bàn tỉnh việc ứng dụng cây trồng lâm nghiệp mới vào trồng rừng vùng cát.

PHAN NGỌC ĐỒNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang