• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng cây “lạ” ở Nam Ban (Lâm Đồng)

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 14/10/2012
Ngày cập nhật: 15/10/2012

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân ở khu vực thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp bằng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao hiệu quả sản xuất. Có người đã tìm đến các giống rau, hoa để sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nhưng một số hộ đã mạnh dạn đưa cây dương xỉ Thái, được người dân nơi đây gọi là cây “lạ” về phát triển tại địa phương.

Mô hình trồng dương xỉ Thái của gia đình ông Lỗ Văn Trường ở Nam Ban, Lâm Hà.

Trong nghệ thuật trang trí cắm hoa, ngoài những cành hoa chủ đạo thì để có bó hoa, lẵng hoa đẹp, bình hoa sang trọng, không thể thiếu những phụ liệu để trang trí. Lá dương xỉ từ lâu đã được người cắm hoa ưa dùng vì lá đẹp, tươi lâu phù hợp để cắm nhiều loài hoa. Để có lá dương xỉ cắm hoa thì người cắm hoa thường mua lá dương xỉ của người dân đi thu hái tự nhiên trong rừng, và hiện đang ngày càng cạn kiệt. Vì vậy, người dân nhiều nơi đã nghĩ ra cách trồng cây dương xỉ để phục vụ nhu cầu cắm hoa. Lâu nay Đà Lạt và các vùng lân cận được biết đến với nghề trồng hoa nổi tiếng cả nước nhưng nơi đây lại ít người chú ý đến việc trồng cây lấy lá trang trí cắm hoa. Các xã Mê Linh, Gia Lâm và thị trấn Nam Ban (Lâm Hà) gần đây, có nhiều hộ dân đã mạnh dạn trồng cây dương xỉ Thái để cung cấp cho thị trường phục vụ nhu cầu trang trí cắm hoa.

Giữa bạt ngàn cà phê là một khu nhà lưới trồng cây dương xỉ Thái của hộ gia đình anh Lỗ Văn Trường ở khu phố Chi Lăng I, thị trấn Nam Ban. Sở dĩ cây dương xỉ Thái được người dân nơi đây gọi là cây “lạ” vì trước tới giờ chưa từng được trồng tại vùng này. Cách đây hai năm, anh Lỗ Văn Trường đã mạnh dạn đưa cây dương xỉ Thái về trồng tại địa phương. Lúc đầu gia đình anh chỉ trồng thử nghiệm với diện tích 1.500 m2 và đến nay anh đã nhân rộng ra 6.000 m2. Do đã ký được hợp đồng thu mua sản phẩm với một số công ty nên gia đình anh đã có đầu ra và thu nhập ổn định. Mỗi năm trừ chi phí, 6 sào dương xỉ Thái đã mang về cho gia đình anh gần 4 trăm triệu đồng. Có những lúc do nhu cầu nguồn hàng lớn của các công ty, gia đình anh cắt không kịp để xuất bán. Khi được hỏi về giá cả và công ty thu mua, thì do vấn đề làm ăn nên anh Lỗ Văn Trường không tiết lộ cụ thể mà chỉ cho biết là giá cả ổn định. Cũng theo anh Trường có nhiều người mua lẻ đến hỏi với giá cao nhưng do đã ký hợp đồng với công ty nên gia đình anh không bán ra ngoài. Thấy gia đình anh Trường “ăn nên làm ra” từ nghề trồng dương xỉ Thái, nhiều hộ ở địa phương chặt bỏ cà phê để trồng dương xỉ nhưng đã thất bại do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều hộ dân nơi đây chỉ trồng dương xỉ Thái một cách tự phát và do đây là giống cây mới nên họ chỉ trồng theo cảm tính, chưa có kỹ thuật, kinh nghiệm cụ thể, chưa hiểu đặc tính của cây để trồng thành công. Mặt khác, do lá dương xỉ chỉ để trang trí cắm hoa nên nhu cầu thị trường khồng nhiều nên đầu ra không ổn định.

Gia đình anh Đỗ Văn Cư ở thôn 3, xã Mê Linh, Lâm Hà, đã phá bỏ hơn nửa sào cà phê đang cho năng suất tương đối khá để mua giống cây dương xỉ Thái về trồng. Theo hướng dẫn của người bán giống, anh Cư đã đầu tư hơn 40 triệu đồng để làm nhà lưới, điều tiết nhiệt độ ánh sáng, làm luống đất cao để tránh ngập úng nước; trộn giá thể than trấu với phân chuồng các loại để trồng dương xỉ. Thế nhưng, sau một thời gian trồng kết quả không như mong muốn, cây phát triển chậm, lá thưa thớt, thu hoạch không đủ tiền đầu tư nên gia đình anh đã quay lại những cây trồng quen thuộc. Anh Cư thất vọng cho biết: “Tôi định trồng thử nghiệm một ít nếu thành công sẽ nhân rộng nhưng không ngờ nó thua xa cây cà phê trước đây nên tôi quyết định không trồng cây “lạ” này nữa”.

Ông Trần Văn Hiếu - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Nam Ban cho biết: “Việc người dân tìm tòi, đưa giống cây mới về trồng tại địa phương để chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, nâng cao thu nhập là một việc làm đáng khích lệ. Thế nhưng người dân cần thận trọng không trồng ồ ạt, tự phát các giống cây trồng chưa được trồng thử nghiệm tại địa phương. Mặt khác, khi trồng các giống cây mới, người dân cũng cần quan tâm tới vấn đề đầu ra trước. Nếu trông cây đạt năng suất cao nhưng đầu ra không ổn định thì hiệu quả kinh tế cũng không có. Như giống cây dương xỉ Thái cũng vậy, nếu chưa am hiểu, chưa tìm được đầu ra ổn định thì người dân chưa nên phát triển giống cây này”.

DUY NGUYỄN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang