• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sản xuất trái cây rải vụ - giải pháp tránh tình trạng trúng mùa, mất giá

Nguồn tin: Khoa Học Phổ Thông, 12/10/2012
Ngày cập nhật: 14/10/2012

Hiện trạng trái cây trúng mùa - mất giá dẫn đến điệp khúc “trồng - chặt” như cái vòng luẩn quẩn đeo đẳng nhà vườn suốt thời gian qua. Trong lúc chờ giải pháp hữu hiệu từ Nhà nước, các nhà khoa học khuyến cáo nông dân áp dụng phương pháp rải vụ. Tùy thuộc loại cây, mùa vụ mà tiến hành rải vụ, đặc biệt “né” mùa cao điểm của nhiều loại trái cây từ miền Bắc và Trung Quốc, cũng như “tránh” các tháng mùa hè.

“Né” mùa trái cây

PGS.TS. Nguyễn Minh Châu, viện trưởng Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cho biết, qua theo dõi nhiều năm cho thấy trái cây thường “rớt giá” hay giá quá rẻ vào tháng mùa hè (từ tháng 6 - 8). Bởi đó là mùa trái cây chính vụ như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt… ở ĐBSCL và cũng là mùa trái vải phía Bắc, mùa thanh long chính vụ phía Nam. Đây còn là thời điểm trái cây Trung Quốc vào mùa như mận, táo, lê, đào, dưa lưới… tràn vào Việt Nam (VN) với số lượng lớn, giá rất rẻ. Vì vậy, vào thời điểm này, thị trường trái cây diễn ra hiện tượng cung vượt cầu. Do vậy, vùng sản xuất trái cây ở ĐBSCL nên áp dụng rải vụ, điều tiết cho trái sớm hoặc muộn hơn, tránh thời điểm tập trung này.

ĐBSCL có rất nhiều loại trái cây ngon có khả năng rải vụ như xoài, nhãn, sầu riêng, chôm chôm, bưởi, thanh long… và nông dân áp dụng rải vụ khá thành công.

Nên rải vụ như thế nào?

PGS.TS. Nguyễn Minh Châu lưu ý, nên chọn sản xuất trái cây đặc sản, chọn thời điểm cho trái rải vụ thích hợp. Các loại trái cây như bưởi, cam sành, quýt đường, nhãn, xoài, sầu riêng, chôm chôm, thanh long… hoàn toàn nghịch vụ với trái cây miền Bắc và Trung Quốc, có ưu thế làm nghịch vụ nên khai thác tối đa lợi thế. Cây có múi cho trái từ tháng 3 - 9 thì không có đối thủ canh trạnh vì miền Bắc và TQ chưa có cam, quýt, bưởi vào các tháng này. Sầu riêng, chôm chôm, măng cụt không nên tập trung cho trái vào các tháng 5 - 8 như hiện nay vì đụng với vải, trái cây á nhiệt đới. Nhãn nên điều chỉnh cho trái vào tháng 10 đến tháng 5 do miền Bắc và TQ chỉ có nhãn vào tháng 8 - 9. Xoài nhà vườn nên điều chỉnh cho trái từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Thanh long nên bố trí vụ từ tháng 12 đến tháng 3, nhất là vụ tết, tránh cho trái nhiều vào tháng 6 - 8. Măng cụt nên cho trái vào tháng 4 - 5 để hạn chế trái bị mủ và sượng...

Để sản xuất rải vụ thành công cần có sự liên kết sản xuất giữa các tỉnh, Bộ NN&PTNT và các tỉnh thống nhất lịch thời vụ trên từng loại thì mới đạt hiệu quả. TS. Võ Mai, phó chủ tịch Hội làm vườn VN lưu ý, sản xuất nghịch vụ cũng phải chú ý thị trường. Trước khi đi vào sản xuất, rất cần ngành chức năng khảo sát, nghiên cứu thị trường các nước rồi cùng các tỉnh định hướng sản xuất rải vụ. Nếu không liên kết, các nơi cùng sản xuất thì nghịch vụ sẽ trở thành chính vụ. Nếu cùng loại trái, các tỉnh rải vụ trùng thời điểm thì yếu tố cạnh tranh cũng kém vì có quá nhiều cùng lúc.

PGS.TS. Châu đề xuất, hiện nay trái cây VN còn phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc (54%), thị trường này nhiều bấp bênh, vì vậy cần mở rộng thị trường Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Dubai vì những nơi này sản xuất khác VN hoặc không có trồng trái cây nhiệt đới, khác thời vụ… Chú ý mở rộng thị trường khó tính mà trái cây VN vừa xâm nhập được là Nhật, Hàn Quốc, Mỹ…

Bên cạnh đó hết sức chú ý chất lượng và giá cả phải cạnh tranh. Hiện nay trái cây VN khó cạnh tranh với Thái Lan vào thị trường Mỹ (chỉ chờ nghịch vụ mới có lợi thế), ngoài chất lượng, trái cây Thái Lan còn được chính sách hỗ trợ vận chuyển bằng đường hàng không. Giá cước VN khoảng 3 - 4 USD/kg, trong khi giá cước vận chuyển của Thái Lan chỉ 0,5 - 1 USD/kg.

Với điều kiện địa lý chia thành nhiều vùng sinh thái, bố trí cây trồng ở các tiểu vùng khác nhau phù hợp nhu cầu sinh thái để có trái cây lệch vụ. Sầu riêng truyền thống ở ĐBSCL có thời vụ chính từ tháng 4 - 6. Khi bố trí trồng sầu riêng ở Bình Phước, Đồng Nai cho thu hoạch từ tháng 6 - 8. Tại HTX Đoàn Kết (thị xã Buôn Mê Thuột) cho thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 10; như vậy thời vụ thu hoạch chung là 8 tháng, dài gấp đôi so với trước đây. Việc bố trí vùng trồng giúp lệch vụ thu hoạch có thể áp dụng trong cả nước với nhiều loại cây ăn trái á nhiệt đới. Riêng cây ăn trái nhiệt đới chỉ áp dụng thành công ở miền Nam hoặc từng tiểu vùng.

M. Tuấn, PHƯƠNG DUY

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang