• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phải đầu tư cho công nghiệp giống cây trồng

Nguồn tin: Hà Nội Mới, 12/10/2012
Ngày cập nhật: 13/10/2012

Việc đầu tư cho hoạt động chọn tạo giống cây trồng thông qua các chương trình, đề tài, dự án khoa học, công nghệ, đã giúp ngành nông nghiệp phát triển mạnh thời gian qua. Tuy nhiên, ngành giống cây trồng Việt Nam cũng đang đứng trước không ít những khó khăn. Xung quanh câu chuyện này, TS Lê Hưng Quốc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam cho biết thêm:

Chăm sóc cây giống tại tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Huy Hùng

- Tôi cho rằng, giống cây trồng chính là khâu đột phá để phát triển nông nghiệp. Những năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, đã hoàn thiện được bộ giống cây trồng mang thương hiệu Việt. Hàng nghìn giống cây trồng mới đã được công nhận là giống quốc gia, hàng trăm giống được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, mỗi năm đóng góp cho đất nước 700.000 - 800.000 tấn lương thực có chất lượng và năng suất cao, bảo đảm an ninh lương thực, nâng cao vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.

- Ông đánh giá thế nào về đội ngũ các nhà khoa học làm công tác nghiên cứu giống cây trồng?

- Có thể nói, lĩnh vực giống cây trồng thu hút rất đông đảo nhà khoa học tham gia. Chúng ta có những nhà nghiên cứu giống hàng đầu và ở thế hệ hiện nay có PGS-TS Nguyễn Thị Trâm với giống lúa lai TH-33 có giá trị chuyển nhượng chục tỷ đồng, PGS Tạ Minh Sơn với giống Xi 23 trong tốp đầu các giống lúa có diện tích gieo trồng lớn ở nước ta... Với sự giúp đỡ của các nhà khoa học, hiện nay công việc nghiên cứu giống cây trồng đã thoát khỏi hàng rào của các viện nghiên cứu hay các trường ĐH. Cấp tỉnh cũng có thể nghiên cứu, làm giống mới. Doanh nghiệp và nông dân cũng vậy. Ví dụ nông dân An Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Kiên Giang… đã đi đầu trong nghiên cứu, chọn tạo giống chủ lực cung cấp ở địa phương như ST, Núi Voi… cho chất lượng và năng suất cao. Nhiều doanh nghiệp ở Lào Cai, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa hay các Công ty Giống cây trồng miền Nam, Công ty Giống cây trồng trung ương… làm giống rất tốt.

- Nhưng nhìn bề rộng, nhiều chuyên gia cho rằng, giống cây trồng của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước. Ông có chung nhận định trên?

- Giống cây trồng của Việt Nam đúng là chưa đạt đẳng cấp và trình độ quốc tế, có thương hiệu mang tầm thế giới. Chúng ta mới chỉ dừng lại ở mức độ giống quốc gia. Giống mới chủ yếu là giống nhập nội sau đó lai tạo, chọn lọc, bồi dục chứ giống tạo mới hoàn toàn thì chỉ rất ít. Giống bố mẹ ít, nguồn gen bản địa chưa được sử dụng nhiều... Mặc dù đã có nhiều tiến bộ nhưng cũng phải thừa nhận rằng, ngành giống cây trồng chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có lý do hạn chế về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, nguồn nhân lực. Trang thiết bị tại các cơ sở nghiên cứu nghèo nàn, lạc hậu, các thiết bị phơi sấy, kho chứa bảo quản giống chưa bảo đảm. Nói cách khác là nền công nghiệp giống cây trồng chưa hình thành. Chúng ta cũng chưa có vùng sản xuất giống hàng hóa nên công tác nhân giống tốt ra đại trà rất khó khăn. Ví dụ ở Nhật, họ có hàng nghìn hécta để sản xuất rau lai F1; ở Châu Âu có vùng trồng khoai tây hoàn toàn sạch bệnh... Ngoài ra, chúng ta cũng còn gặp nhiều khó khăn về hệ thống tổ chức sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu; các chính sách hỗ trợ rủi ro và chiến lược về giống thiếu đồng bộ, chưa kịp thời.

- Trong điều kiện ấy, theo ông, chúng ta cần phải làm những gì để phát triển hơn nữa nền công nghiệp giống?

- Theo tôi, Nhà nước cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực di truyền; tăng cường đầu tư cho các tổ chức nghiên cứu giống. Có chính sách hỗ trợ thỏa đáng cho các nhà khoa học cùng cộng sự đủ sống để nghiên cứu khoa học, hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống. Có sự cộng hưởng từ phía nhà khoa học, doanh nghiệp sản xuất giống, vùng sản xuất giống hàng hóa và chính sách tốt thì nông nghiệp nói chung và giống cây trồng nói riêng sẽ phát triển. Nếu làm được như thế, trong vòng 10 năm tới, nông nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ có những bước phát triển vượt bậc, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu giống cây trồng cho các nước khu vực ASEAN và rộng hơn.

- Xin cảm ơn ông!

- Hệ thống tổ chức nghiên cứu KHCN của ngành NN&PTNT hiện nay có 11 viện nghiên cứu; ngoài ra còn có sự tham gia của 4 viện quy hoạch, 3 trường ĐH.

- Nhân lực KHCN trong ngành NN&PTNT hiện có gần 8.000 người, trong đó có 67 giáo sư, phó giáo sư; 426 tiến sĩ.

Mai Hà

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang