• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

"Mót" lúa chét - nét sinh hoạt kỳ thú của người dân "vựa lúa"

Nguồn tin: Khoa Học Phổ Thông, 10/10/2012
Ngày cập nhật: 11/10/2012

Lúa chét còn gọi là lúa tái sinh, tức bông lúa mọc ra từ gốc rạ của cây lúa đã thu hoạch từ vụ trước. Sau vụ hè thu ở ĐBSCL, nhiều nơi không làm tiếp vụ 3 hoặc có làm nhưng xuống giống trễ, những cánh đồng trơ gốc rạ ấy lại tiếp tục đâm chồi, chỉ hơn một tháng sau thì trổ bông cho những hạt lúa chét. Những hạt lúa này, đa số chủ ruộng bỏ không thu hoạch để cho dân nghèo kiếm cơm đắp đổi, chỉ một số ít chủ ruộng bán cho người nuôi vịt chạy đồng.

Tại An Giang, từ mấy năm nay, cứ đến cuối tháng 8, đầu tháng 9 khi vụ lúa hè thu đã thu hoạch xong, trừ những nơi xuống giống lúa vụ 3 sớm, còn lại là những cánh đồng trơ gốc rạ ngâm chân trong nước. Trên những gốc rạ ấy, lúa chét cũng bắt đầu trổ bông. Ở các xã vùng sâu thuộc huyện Châu Phú, Tịnh Biên của An Giang như Đào Hữu Cảnh, Tân Lập, Núi Voi, Ô Long Vĩ, Thạnh Mỹ Tây… khi mặt trời chưa mọc, các hộ nghèo đã cùng ra đồng mót lúa chét. Nhiều người nghĩ rằng đi "mót" lúa chét thì nguồn thu chẳng là bao. Trên thực tế, nếu "mót" chăm chỉ thì lúa chét là nguồn lương thực chính đối với hộ nghèo trong suốt mấy tháng mùa lũ.

Một công lúa chét cho từ 2 - 4 giạ lúa. Một người, một ngày có thể mót được 2 - 3 giạ. Hộ có 2 - 3 lao động cùng "mót" lúa chét, một mùa có thể thu hoạch 40 - 50 giạ lúa, tương đương 20 - 25 giạ gạo… Những năm lũ về sớm, lúa chét chưa kịp trổ bông đã bị nước lũ nhấn chìm. Năm nay lũ về muộn, đồng ruộng ngày nay đa số diện tích lại được thu hoạch bằng máy liên hợp gặt đập, gốc rạ cao và đều, không bị giẫm đạp, lúa chét có điều kiện trổ mạnh, dân nghèo đi "mót" lúa chét trúng đậm.

Có một điều ít ai biết, hạt gạo của lúa chét tuy nhỏ nhưng lại thơm ngon hơn hạt gạo chính vụ của chính cây lúa ấy và là gạo sạch vì không sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Do đó, những nhà khá giả ở thôn quê nhưng không làm lúa, thường mua lúa chét về dự trữ, xay ăn cả năm. Còn đối với đồng bào Khmer ở 2 huyện miền núi, biên giới của An Giang là Tịnh Biên, Tri Tôn thì ngoài trồng lúa, rau màu trên núi, bà con còn có nguồn thu nhập chính khác là nuôi bò vỗ béo. Lúa chét chính là nguồn thức ăn quan trọng để vỗ béo bò. Nguồn cỏ hoang dại ngày càng hiếm, những hộ nuôi bò đi thu hoạch lúa chét về đập sơ sơ lấy khoảng 50% số hạt, còn lại thảy cho bò ăn, khỏi phải mua bánh dầu công nghiệp cho bò ăn độn. Mùa lúa chét con bò nào cũng mập, bán được giá cao.

Có điều thú vị là việc hái lượm lúa chét cũng có một luật "bất thành văn" của cộng đồng chuyên đi "mót" lúa, đó là, khi mảnh ruộng đã thu hoạch xong lúa chính vụ, những hộ mót lúa chét đến xin được thu hoạch khi nào lúa chét trổ bông. Nếu chủ ruộng đồng ý thì người đến xin mang cọc ra cắm cờ diện tích mà mình đã xin, khi lúa chét chín cầm lưỡi hái ra thu hoạch. Những người "mót" lúa khác thấy mảnh ruộng đã cắm cờ là biết đã có chủ, đi lùi nơi khác mót lúa.

HOÀNG TUẤN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang