• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Gieo trồng, khai thác và bảo tồn cây dược liệu Sa Pa (Lào Cai)

Nguồn tin: Báo Lào Cai, 08/10/2012
Ngày cập nhật: 10/10/2012

Được coi là 1 trong 4 sản phẩm mũi nhọn (rau, hoa, cá, thuốc) của ngành nông nghiệp Sa Pa, cây dược liệu đã và đang mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương. Tuy nhiên, khai thác hợp lý đi đôi với bảo tồn các loài dược liệu tự nhiên đang là vấn đề đặt ra đối với phát triển cây dược liệu tại Sa Pa (Lào Cai).

Không thể phủ nhận tiềm năng phát triển cây dược liệu tại Sa Pa, nhờ điều kiện đất đai, khí hậu, nhiệt độ thuận lợi, nên một số tiểu vùng của Sa Pa tập trung nhiều loài dược liệu quý (khoảng 100 loài), như các loài thuộc họ thông, ngũ bì, mao lương, bạc hà… Bên cạnh đó, dân tộc Dao tại Sa Pa còn lưu giữ nhiều phương thuốc bí truyền liên quan đến sự kết hợp giữa các loài thảo dược. Ngày nay, những bài thuốc này đã đem lại lợi ích kinh tế lớn cho những người sở hữu.

Người dân Sa Pa bán các sản phẩm dược liệu.

Cây dược liệu ở Sa Pa được chia thành 2 loại: Dược liệu trồng và dược liệu tự nhiên. Cây dược liệu trồng, phần lớn là cây a-ti-sô, đương quy, bạch truật, chè đắng, củ bình vôi… Hiện toàn huyện Sa Pa có 32 ha cây dược liệu, chủ yếu là cây a-ti-sô, tập trung tại các xã: Tả Phìn, Sa Pả, Hầu Thào, Bản Khoang và thị trấn Sa Pa. Mỗi ha a-ti-sô hằng năm cho thu hoạch từ 50 - 80 tấn lá tươi, cùng với phụ thu từ củ và hoa a-ti-sô sẽ cho người trồng thu hơn 100 triệu đồng. Bà Nguyễn Thị Hồng, thị trấn Sa Pa cho biết: Gia đình gắn bó với cây a-ti-so được 5 năm. Với 0,3 ha cây a-ti-so, trừ chi phí, mỗi năm gia đình thu lãi 30 triệu đồng.

Điều đáng nói, người trồng a-ti-so không phải lo đầu ra cho sản phẩm do có đơn vị cam kết thu mua theo giá thị trường. Chương trình 135 được triển khai tại địa phương cũng đã lồng ghép hỗ trợ giống, phân bón, kỹ thuật chăm sóc cây dược liệu cho các hộ nghèo tại xã Hầu Thào, Sa Pả. Ông Nguyễn Tiến Thành, Trưởng phòng Kinh tế huyện cho biết: Định hướng của huyện đến năm 2015 sẽ có 55 ha cây dược liệu tại một số xã có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi, như Sa Pả, Hầu Thào, Lao Chải, Bản Khoang và Bản Hồ.

Người dân bản địa với bài thuốc gia truyền từ đời này qua đời khác đã biết kết hợp thành những gói thuốc bán cho khách du lịch. Thuốc tắm của người Dao đỏ là minh chứng rõ nhất về điều này. Ngày nay khi du lịch phát triển, người dân bản địa đã biết lồng ghép tắm lá thuốc trở thành dịch vụ thu hút du khách, trong đó, phát triển nhất tại xã Tả Phìn, Tả Van, Nậm Cang. Anh Lý Láo Lở, Giám đốc Công ty Cổ phần Kinh doanh các sản phẩm bản địa Sa Pa đã đầu tư phát triển dịch vụ tắm lá thuốc từ năm 2006. Ngoài ra, người dân bản địa cũng vào rừng khai thác các loại dược liệu tự nhiên về bán trực tiếp cho khách du lịch và các hiệu thuốc nam, cũng có nguồn thu đáng kể.

Tuy nhiên, việc người dân khai thác cây dược liệu tràn lan, trong khi địa phương chưa có những kế hoạch bền vững nhằm bảo tồn và phát triển diện tích cây dược liệu tự nhiên. Dự báo được điều này, trước đây, những người đầu ngành y, dược Việt Nam đã nghiên cứu nhằm bảo tồn các loài dược liệu quý tại Sa Pa, theo đó đã có 5 ha cây dược liệu quý được bảo vệ nghiêm ngặt. Song, hiện nay tại địa phương không có công trình bảo vệ nào tương tự. Sự khai thác theo cách "tận thu" đã đẩy cây dược liệu đến bờ vực cạn kiệt. Cây dược liệu đang góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân địa phương, nhưng để sự giảm nghèo đó thực sự bền vững cần có kế hoạch bảo tồn, phát triển cây dược liệu một cách khoa học, trong đó phần nhiều phụ thuộc vào ý thức của chính những người đang khai thác dược liệu.

Vân Thảo

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang