• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vẫn còn lo lắng cho trồng cây biến đổi gen

Nguồn tin: Kinh Tế Sài Gòn, 08/10/2012
Ngày cập nhật: 10/10/2012

Có nên đưa cây trồng biến đổi gen (BDG) vào trồng đại trà ở Việt Nam hay không? Đó là một câu hỏi rất đơn giản nhưng khiến không ít nhà chuyên môn đau đầu trong tình hình một nghiên cứu khoa học của Pháp công bố thí nghiệm chuột ăn thực phẩm biến đổi gen bị ung thư hồi tháng 9 năm nay.

Để giúp bạn đọc có cái nhìn đa chiều hơn, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã ghi nhận vài ý kiến của các nhà chuyên môn về cây trồng biến đổi gen.

Trong ảnh là ruộng bắp biến đổi gen được trồng khảo nghiệm trên diện hẹp tại Bà Rịa - Vũng Tàu vào năm 2011 - Ảnh: Trung Chánh

Trên thế giới, xung quanh vấn đề cây trồng BDG (bắp, đậu nành, bông vải…) đã xuất hiện 2 luồng ý kiến trái chiều nhau. Trường phái ủng hộ (Mỹ, Canada…) cho rằng cây trồng BDG là thành tựu của tiến bộ khoa học, giúp giải quyết vấn đề lương thực trong bối cảnh dân số thế giới tăng cao; trường phái phản đối (các nước châu Âu) lại cảnh báo cây trồng BDG sẽ ảnh hưởng không tốt đển sức khỏe con người.

Ở Việt Nam cũng vậy, bên cạnh ủng hộ cũng có không ít ý kiến cho rằng cần phải hết sức thận trọng đối với loại cây trồng còn quá mới lạ này.

Ông Phạm Văn Quỳnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ khẳng định: “Cây trồng BDG là một tiến bộ khoa học kỹ thuật, tuy nhiên, để con người chúng ta ứng dụng có hiệu quả vào đời sống, sản xuất kinh tế của mình thì còn nhiều vấn đề phải xem xét”.

Theo ông Quỳnh, đối với kết quả nghiên cứu của nhà sinh học phân tử Pháp đưa ra đó là một cảnh báo để chúng ta quan tâm hơn trong vấn đề sử dụng các chế phẩm BDG.

“Tôi nghĩ rằng đây là một điều để chúng ta tham khảo trong việc mở rộng nghiên cứu ứng dụng các sản phẩm BDG. Từ trước đến nay, thế giới cũng rất thận trọng khi họ chỉ đưa cây trồng BDG làm nguyên liệu cho công nghiệp là chủ yếu như: cây bông, thuốc lá…, chứ còn làm thực phẩm họ rất thận trọng”, ông Quỳnh cho biết.

Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Ngọc Đệ, Phó trưởng khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ, cho biết không thể không thận trọng đối với cây trồng BDG được.

“Bộ gen bình thường trong tự nhiên của người hoặc động vật sẽ di truyền ổn định từ đời này sang đời khác. Nếu đưa sản phẩm BDG vào, tức là đưa mấy thứ lạ vào trong cơ thể bình thường, cho nên xét về mặt nguyên lý sinh học mà nói thì sẽ có từ “dung nạp hoặc đào thải”, nghĩa là cá thể nào phù hợp thì nó dung nạp, chấp nhận cho thêm vào; cơ thể nào không chấp nhận thì nó sẽ đào thải, loại ra. Tuy nhiên, nếu loại ra được nó sẽ trở lại tình trạng ban đầu, còn trường hợp loại ra không được thì nó sẽ tái tổ hợp “tùm lum hết” mà trong di truyền gọi là biến dị, mình không lường trước được”, ông Đệ giải thích dưới góc nhìn của một nhà khoa học.

Theo quan điểm của ông Quỳnh, Việt Nam là một nước có nền kinh tế phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp rất lớn, xuất khẩu nông sản nhiều, vì vậy vấn đề ứng dụng cây trồng BDG cần phải rất thận trọng.

“Thận trọng không chỉ cho chúng ta sử dụng mà cho cả xuất khẩu, vì nếu chúng ta vô tình gây ra một phản ứng dây chuyền đối với những thị trường tiêu thụ nông sản thì đây là một thảm họa đối với nông sản của Việt Nam”, ông Quỳnh cho biết.

Còn ông Đệ thì nói: “Theo quan điểm của tôi, tôi cho rằng chuyện sử dụng sản phẩm BDG cho cây cối thì còn được bởi vì nó vào cây cối là đã qua một bước xử lý rồi, còn vô động vật và con người thì tôi nghĩ chưa đến lúc vì chúng ta chưa hiểu hết nó như thế nào”.

Ông Đệ cho biết ứng dụng cây trồng BDG chỉ mới áp dụng chừng 20 năm nay thành thử cũng chưa biết nó ra sao. “Mấy người ủng hộ quan điểm này thì cho rằng tốt, không có vấn đề gì về sức khỏe nhưng ai biết được vài chục năm tới nó khác rồi sao?”, ông Đệ đặt câu hỏi.

“Chúng ta phải rất thận trọng vì hiểu biết của chúng ta về cây trồng BDG còn rất hạn chế và phong trào chống sản phẩm này trên thị trường thế giới còn rất mạnh. Do đó, chúng ta là một nước nông nghiệp tham gia xuất khẩu nông sản có thể nói với kim ngạch xuất nông sản đóng góp cho đất nước rất lớn, vì vậy để giữ nền sản xuất bền vững và thị trường ổn định thì chúng ta thận trọng”, ông Quỳnh khẳng định.

Tạp chí khoa học Food & Chemical Toxicology (Mỹ) đăng tải kết quả nghiên cứu của nhà sinh học phân tử Pháp Gilles - Eric Seralin thuộc Đại học Caen (Normandy, Pháp) cho thấy chuột được nuôi bằng bắp biến đổi gen NK603 suốt 2 năm liên tiếp đã bị mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên, sau đó có nhiều luồng ý kiến cho rằng kết quả nghiên cứu này chưa có bằng chứng xác thực.

Trung Chánh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang