• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đồng Nai: Cây ca cao nhiễm bệnh

Nguồn tin: Báo Đồng Nai, 05/10/2012
Ngày cập nhật: 8/10/2012

Những năm gần đây, trồng ca cao là một hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân huyện Thống Nhất (Đồng Nai). Chỉ riêng tại Hưng Lộc, xã có diện tích trồng ca cao nhiều nhất huyện, đã có trên 80 hécta.

Cây ca cao dễ trồng, không tốn nhiều diện tích đất vì có thể trồng xen dưới tán cây điều và một số cây lâu năm khác, trong khi giá bán những năm qua đều khá cao và ổn định. Thế nhưng, năm nay khi mùa thu hoạch gần kề, người trồng ca cao lại đang điêu đứng vì cây nhiễm nấm bệnh làm hư trái, gây thiệt hại từ 30 - 70% sản lượng.

Ông Lê Văn Sách đang cắt tỉa những trái ca cao bị nấm. Ảnh: D. TRUNG

Theo các nhà vườn, những năm trước cây ca cao cũng bị nhiễm nấm và một số loại bệnh khác nhưng phun xịt thuốc phù hợp là cây nhanh chóng phục hồi và cho năng suất ổn định. Chỉ riêng năm nay, khi cây ra trái một thời gian ngắn thì xuất hiện nhiều đốm nhỏ trên trái, sau đó lan ra toàn trái và bị thối rụng. Tình trạng này diễn ra tại nhiều vườn và lây lan nhanh làm nhiều nhà nông điêu đứng vì đứng trước nguy cơ thua lỗ. Điển hình như vườn ca cao 1 hécta được 4 năm tuổi của gia đình ông Lê Văn Sách ở ấp Hưng Nghĩa, xã Hưng Lộc. Năm ngoái trên diện tích này, ông thu về khoảng 2 tấn trái, sau khi trừ mọi chi phí, gia đình ông lời gần 10 triệu đồng. Thấy hiệu quả khá cao, vụ này ông đầu tư gần 10 triệu đồng mua phân bón để chăm sóc, ban đầu vườn ca cao ra hoa đậu trái rất đều nhưng khi trái đang phát triển tốt thì nấm xuất hiện và lây lan nhanh làm năng suất cây giảm khoảng 30% so với năm ngoái. Ông Sách cho biết: “Ca cao năm nay gặp mưa nhiều lúc ra hoa, bị bệnh nấm gây thối trái nhiều làm nông dân chúng tôi thua lỗ. Năm ngoái tôi thu được 2 tấn trái thì năm nay dự tính chỉ khoảng 1,2 - 1,3 tấn, thất thu khoảng 700 kg“.

Đến nay, Hưng Lộc đã có gần 50% diện tích trồng ca cao bị nhiễm nấm bệnh khiến nhiều nhà vườn bị thiệt hại. Cá biệt, có hộ bị thiệt hại nặng, năng suất giảm đến 70% như hộ ông Phạm Văn Đồng. “Mọi năm ca cao bị nhiễm nấm không nhiều, riêng năm nay nấm phát triển và khó diệt trừ. Tôi tính thực tế theo trái phải mất 70% là bị nấm khô, nhiều cây khô chỉ còn 3 - 4 trái. Loại nấm này tôi cũng chưa biết nó là nấm gì?” - ông Đồng ngao ngán nói. Ông còn cho biết thêm, năm ngoái 400 cây ca cao trong vườn ông thu hoạch được 1,5 tấn nhưng năm nay chắc chắn là dưới 1 tấn.

Trước tình hình trên, ông Lê Minh Tôn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ ca cao xã Hưng Lộc, cho biết câu lạc bộ đã vào cuộc và tìm ra nguyên nhân nấm gây bệnh trên cây là do nấm phi-tốp (phytophthora): “Câu lạc bộ chúng tôi đã khuyến cáo toàn bộ hội viên sử dụng phân chuồng trộn với tri-cô-péc-ma (trichoderma) để đối kháng với nấm phi tốp, sau khi phát hiện những trái do nấm phi-tốp gây ra thì phải hái thu gom lại, đồng thời đào hố chôn và rắc vôi bột để tiêu hủy các mầm bệnh không cho lây lan”.

Danh Trung

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang