• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đồng ruộng đang bị “đầu độc” bằng thuốc bảo vệ thực vật

Nguồn tin: Khoa Học Phổ Thông, 05/10/2012
Ngày cập nhật: 7/10/2012

Thâm canh tăng năng suất lúa đang được đẩy mạnh ở ĐBSCL, tuy nhiên, để đạt năng suất như mong muốn, nông dân sử dụng quá nhiều phân bón và thuốc BVTV. Nếu tình trạng này kéo dài, không bao lâu, nhiều cánh đồng sẽ bị nhiễm độc.

Theo điều tra của Chi cục BVTV các tỉnh ĐBSCL thì bình quân 1 vụ lúa, nhà nông phun 2 lần thuốc trừ sâu, 2 lần thuốc trừ bệnh, 1 lần thuốc trừ cỏ và 1 đến 2 lần thuốc dưỡng. Như vậy, bình quân 1 ha, nông dân phun 1 lít thuốc trừ bệnh/vụ, thuốc trừ sâu 0,5 lít/ha/vụ, trừ cỏ 0,5 lít/vụ và thuốc dưỡng 0,6 lít/vụ. Có điều, tỷ lệ hấp thu qua cây trồng chỉ 20%, bốc hơi 15 - 20%, còn lại thấm vào đất và hòa vào nước… TS. Lê Văn Bảnh, viện trưởng Viện lúa ĐBSCL lưu ý, người nông dân có thói quen “ngừa bệnh” không đúng cách bằng phun thêm liều thuốc BVTV. Sản xuất bảo vệ mùa vụ nhưng phải bảo vệ sức khỏe và môi trường.

TS. Nguyễn Hữu Huân, phó cục trưởng Cục BVTV cho rằng, xu hướng sử dụng thuốc trừ sâu nói riêng, thuốc BVTV nói chung trong sản xuất lúa gia tăng (cả về chủng loại, lượng thuốc nhập khẩu) trong những năm qua. Nông dân trồng lúa càng phun thuốc trừ sâu nhiều lần thì họ bị mất nhiều hơn là được. Các kết quả này minh chứng cho luận điểm mới đây của FAO và Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) là “Thâm canh cây lúa nước ở vùng nhiệt đới không cần phun thuốc trừ sâu”.

Kết quả phân tích từ khảo sát của Chi cục BVTV Tiền Giang và An Giang cho thấy càng phun thuốc trừ sâu nhiều lần, không làm tăng năng suất lúa mà còn có tác dụng ngược lại. Tại các ruộng lúa hoàn toàn không phun thuốc trừ sâu thì đạt năng suất cao, như ở Tiền Giang có 66 hộ đạt 6,65 tấn/ha, gần tương đương năng suất bình quân của tỉnh. Tại An Giang có 8 hộ đạt 7,78 tấn/ha, cao hơn năng suất bình quân của tỉnh. Như vậy, khi nông dân càng phun thuốc trừ sâu trong ruộng lúa họ sẽ bị mất nhiều hơn là đạt được. Ước tính chi phí cho mỗi lần phun thuốc trừ sâu khoảng 300.000 - 400.000 đồng/ha và giá lúa bán tại ruộng là 4.400 đồng/kg, thì mỗi lần phun thuốc trừ sâu phải thu lại được ít nhất là 68 - 90 kg lúa/ha.

Việc gia tăng số lần phun thuốc trừ sâu trong một vụ lúa đợt dịch rầy nâu cần xem xét lại về mặt kinh tế. Nếu so diện tích lúa nhiễm rầy trong đợt dịch 1994 - 1996 và đợt dịch 2007 - 2008 tương đương nhau nhưng lượng thuốc trừ sâu nhập khẩu giai đoạn 2007 - 2008 cao gấp 3 - 6 lần, tương ứng 600.000 tấn. Lượng thuốc trừ sâu nhập về Việt Nam gia tăng báo động, năm 2005 nhập 20.000 tấn thì sang năm 2006, 2007 lên 30.000 tấn, tương đương 352,7 triệu USD. Rõ ràng, chúng ta tiêu tốn lượng ngoại tệ lớn nhập thuốc trừ sâu. Theo báo cáo của TS. Nguyễn Hữu Huân và TS. Nguyễn Ngọc Đệ (phó viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL) thì xét khía cạnh kinh tế vĩ mô, việc tăng cường nhập khẩu thuốc trừ sâu để khống chế dịch hại (rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá) là giải pháp gây lãng phí lớn. Đó là chưa kể đến thiệt hại về môi trường do tăng lượng thuốc trừ sâu không thể ước lượng hết.

ThS. Nguyễn Hữu An, chi cục trưởng Chi cục BVTV An Giang từng bức xúc, vì gần 10 năm qua, để giúp nông dân giảm chi phí phun thuốc, tăng lợi nhuận, tránh sự nhiễm độc, hạn chế ô nhiễm môi trường, nhiều cán bộ bỏ công khuyến cáo, tập huấn cho nông dân về việc sử dụng thuốc BVTV theo chương trình IPM như “1 phải 5 giảm”, “4 đúng”, “3 giảm 3 tăng” nhưng lời khuyến cáo về sự độc hại của thuốc không đủ sức mạnh so với những quảng cáo hấp dẫn về cái lợi của việc dùng thuốc “đem lại vụ mùa bội thu”, “hạt lúa sáng bóng”, “lúa trúng bể bồ”… trên các báo, đài, nhất là trên các đài truyền hình ở khu vực ĐBSCL.

Theo ThS. Nguyễn Mai Oanh (Viện chính sách và chiến lược PTNN&NT), cần có chiến lược tăng năng suất bền vững gắn với cải thiện chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giải quyết được những điều kiện bất lợi ngày một gia tăng của tự nhiên. Sự tính toán chi phí hợp lý, cân nhắc. Các nghiên cứu của IRRI cũng đã chỉ ra rằng có hai giải pháp cơ bản giúp giảm khoảng cách giữa năng suất thực tế và năng suất tiềm năng, đó là tăng cường công tác giống và làm tốt công tác chuyển giao kỹ thuật. Do vậy chiến lược tăng năng suất nông sản bền vững cần có sự đột phá trong chiến lược giống. Việc đạt năng suất cao đi kèm đầu tư phân thuốc cao không hẳn là giải pháp khả thi, gây hệ quả xấu cho môi trường và chính nguồn đất đang canh tác.

PHƯƠNG DUY

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang