• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng lúa làm thức ăn chăn nuôi: Tại sao không?

Nguồn tin: Nông Nghiệp VN, 05/10/2012
Ngày cập nhật: 7/10/2012

VN là cường quốc XK gạo với kim ngạch 3,7 tỷ USD/năm nhưng ít ai ngờ lại phải nhập một lượng ngô, đậu tương... khổng lồ về chế biến TĂCN với kim ngạch NK cũng gần tương đương kim ngạch XK gạo. Buồn là nghịch lý này tồn tại đã quá lâu!

Xuất gạo chỉ đủ... nhập cám

Theo Cục Chăn nuôi, tổng nhu cầu thức ăn sử dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm năm 2011 của VN khoảng 20 triệu tấn trong đó sản lượng thức ăn chăn nuôi (TĂCN) công nghiệp quy đổi đạt xấp xỉ 11,5 triệu tấn. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu tại chỗ để sản xuất vì phải phụ thuộc nhiều vào NK. Cũng trong năm 2011, chúng ta NK xấp xỉ 8,9 triệu tấn TĂCN gồm: 3,86 triệu tấn thức ăn giàu năng lượng (ngô, lúa mì, cám mì); 4,76 triệu tấn thức ăn giàu đạm (đỗ tương, khô dầu các loại, bột cá, bột thịt xương, bột máu…) và 0,29 triệu tấn thức ăn bổ sung (premix, khoáng, axit amin, sữa gầy...).

Để đáp ứng được chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 nhu cầu sử dụng TĂCN của cả nước ước tính là 27,4 triệu tấn, như vậy với năng lực của ngành nông nghiệp hiện nay chúng ta sẽ phải nhập nhiều hơn nữa trong khi sản lượng ngô, lúa mì trên thế giới đang trên đà sụt giảm mạnh, giá liên tục tăng. Vì vậy, Việt Nam phải tìm cách thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu của các nước như hiện nay. Để giải quyết bài toán này nhiều chuyên gia cho rằng nên tính đến sự cân bằng giữa NK ngô, lúa mì và XK gạo. Bởi nếu ngừng XK một số lượng gạo chất lượng thấp nhưng có năng suất cao như hiện nay thì chúng ta vừa có thể giúp ngành chăn nuôi giải quyết khó khăn trong việc chủ động nguồn nguyên liệu vừa tìm được chỗ đứng cho số lượng gạo chất lượng trung bình XK với giá thấp.

Có thể đưa gạo vào khẩu phần ăn cho thủy sản

Theo đánh giá của GS Vũ Duy Giảng – ĐH Nông nghiệp HN: “Thật là một nghịch lý khi Việt Nam là một nước nông nghiệp có kim ngạch xuất khẩu gạo hàng năm đạt 3,7 tỉ USD nhưng lại nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đến 3 tỉ USD. Chúng ta cần phải từng bước giành thế chủ động cho nguồn nguyên liệu TĂCN trước hết là thay thế hạt mì, ngô bằng lúa gạo sản xuất trong nước”. Cũng theo GS Giảng, các nước trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về việc thay thế tỉ lệ tấm gạo vào khẩu phần ngô trong chăn nuôi gà, lợn, các kết quả đều cho thấy hiệu quả sử dụng thức ăn, tỉ lệ thịt xẻ tốt hơn so với khẩu phần đối chứng là ngô. Như vậy việc sử dụng gạo sản xuất trong nước để thay thế các loại ngũ cốc phải nhập khẩu là hoàn toàn khả thi.

Trồng lúa cho chăn nuôi

Đối với các công ty TĂCN vấn đề quyết định để lựa chọn nguồn nguyên liệu là giá. Chỉ cần giá gạo giảm tương đương với giá ngô và lúa mì thì đương nhiên các đơn vị sản xuất TĂCN sẽ lựa chọn gạo làm nguyên liệu. So với các loại nguyên liệu khác, gạo luôn có lợi thế vì đây là sản phẩm “sạch”, lại để được lâu không hỏng nên có thể mua tích trữ khi giá thuận lợi. Khi sử dụng làm thức ăn dạng viên cho gia cầm, gạo có thể hồ hóa cao nên đặc biệt thích hợp. Tuy nhiên, để có được sản phẩm gạo giá rẻ phục vụ chăn nuôi đòi hỏi chúng ta phải đưa ra được những giống lúa năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, chi phí sản xuất thấp.

Ngoài ra, nhà nước phải có chiến lược phát triển đồng bộ từ: quy hoạch vùng nguyên liệu TĂCN, chính sách nghiên cứu giống cây trồng năng suất cao, chính sách hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp… Hiện chúng ta đã có giống lúa IR50404 là giống lúa thích nghi với mọi điều kiện thời tiết, có thể trồng được 3 vụ/năm, chi phí phân bón thấp và năng suất trung bình đạt 18 tấn/ha/năm. Ông Phạm Đồng Quảng – Cục phó Cục Trồng trọt cho biết, giá gạo IR50404 tại thời điểm mặt bằng giá cao cũng chỉ từ 5.800 – 6.000 đồng/kg, thấp hơn giá ngô nhiều và nếu có chiến lược phát triển nguyên liệu TĂCN chúng ta hoàn toàn có thể nghiên cứu ra những giống lúa có năng suất cao, giá rẻ hơn nữa. Do đó, việc quy hoạch một vùng lúa nguyên liệu TĂCN để thay thế các loại ngũ cốc NK là cần thiết, nó không những giúp ngành chăn nuôi chủ động được nguyên liệu mà thậm chí hỗ trợ cho ngành trồng trọt bớt phụ thuộc vào thị trường XK.

Theo đại diện các công ty TĂCN, chủ trương chuyển đổi một phần sản xuất lúa gạo cho TĂCN là một hướng mở, tích cực, tạo điều kiện tốt thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển. Từ lúa gạo có thể nhìn ra các lợi thế khác, ví dụ như chúng ta có hàng nghìn km bờ biển nhưng vẫn phải nhập bột thịt cá hay chưa có nghiên cứu sử dụng các loại rong biển, tảo biển vào TĂCN… Trong tương lai, Chính phủ cần có nhiều chính sách hỗ trợ hơn nữa để từng bước giảm thiểu sự lệ thuộc nguồn nguyên liệu TĂCN phải NK.

KIÊN CƯỜNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang