• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đồng Nai: Mô hình sản xuất tiêu “lạ”

Nguồn tin: Báo Đồng Nai, 03/10/2012
Ngày cập nhật: 5/10/2012

Gần đây, ở huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) xuất hiện mô hình trồng tiêu “lạ”. Khi chúng tôi nhìn tận mắt và nghe chủ vườn kể mới hay, cái “lạ” này có thể giúp người trồng tiêu giảm chi phí và làm ra sản phẩm sạch.

Mô hình sản xuất tiêu “lạ” đó được một số nông dân ở xã Lâm San áp dụng và kết quả cho họ lợi nhuận thêm vài chục đến hàng trăm triệu đồng/hécta/năm. Sau một thời gian làm thử thấy mang lại hiệu quả cao, họ truyền kinh nghiệm cho nhau để nhân rộng.

* Trồng hoa cỏ trong vườn tiêu

Sau cơn mưa, cây cối như khoác một màu áo mới tươi xanh mơn mởn. Chủ vườn Nguyễn Văn Quang ở ấp 2, xã Lâm San dẫn chúng tôi đi thăm khu vườn tiêu rộng gần 0,5 hécta được trồng xen với hoa cúc. Bước vào vườn tiêu, chúng tôi như lạc vào thế giới khác, từng nọc tiêu vươn cao xanh ngắt đang thời kỳ cho trái xum xuê, giữa hai hàng tiêu là từng bụi cúc cánh bướm, cúc vạn thọ đang khoe sắc. Từng đàn ong, bướm đủ màu rủ nhau về hút mật.

Ông Trần Văn Tấn ở xã Lâm San (huyện Cẩm Mỹ) trồng xen cỏ đậu phộng dại trong vườn tiêu đã tăng năng suất thêm hơn 1 tấn tiêu/hécta. Ảnh: H. Giang

Nếu không được nói trước, vô tình lạc vào đây sẽ nghĩ chủ vườn là một nhà thơ hay nghệ sĩ, họa sĩ gì đó mới có lối trồng cây lãng mạn như vậy. Thế nhưng, chủ vườn lại là nông dân thứ thiệt, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Anh Quang cho hay: “Tôi nghe nói, trồng hoa cúc trong vườn tiêu sẽ dẫn dụ được các loại thiên địch về diệt bớt các loại côn trùng gây hại nên làm thử. Trồng rồi, tôi thấy tiêu ít bị sâu bệnh, phát triển tốt, năng suất tăng cao, mỗi năm giảm được trên 500 ngàn đồng/sào tiền mua thuốc trừ sâu để phun xịt. Với lại trồng hoa trong vườn tiêu, mỗi lần ra chăm sóc thấy không gian trong lành, thoang thoảng mùi thơm của hương hoa cũng làm giảm bớt mệt nhọc”.

Khác với anh Quang, ông Trần Văn Tấn ở ấp 2, xã Lâm San trồng cỏ đậu phộng dại trong vườn tiêu.

Đưa chúng tôi ra vườn tiêu rộng mênh mông, giữa các hàng tiêu là cỏ đậu phộng dại mọc tươi tốt như một tấm lụa xanh trải dài có điểm xuyết màu vàng rực rỡ. Không giấu được niềm vui, ông Tấn kể: “Thảm đậu phộng dại này làm lợi cho tôi cả trăm triệu đồng mỗi năm đấy. Tôi có hơn 1hécta tiêu, mấy năm trước chăm sóc theo phương pháp truyền thống, năng suất chỉ gần 3 tấn/hécta/năm. Khoảng 2 năm nay, tôi trồng xen cỏ đậu phộng dại trong vườn tiêu, năng suất tăng lên 4 tấn/hécta/năm và giảm một nửa lượng phân bón hóa học”.

Nhờ trồng cỏ đậu phộng dại trong vườn tiêu, chi phí đầu vào cho cây tiêu của ông Tấn giảm gần 20 triệu đồng/hécta/năm tiền phân bón hóa học. Cộng với năng suất tiêu tăng hơn 1tấn/hécta/năm nên vụ tiêu vừa qua, mỗi hécta tiêu ông Tấn lời thêm hơn 100 triệu đồng.

* Hướng đến sản xuất sạch

Lâu nay, nông dân trồng tiêu phần lớn chăm sóc theo cách trong vườn phải làm sạch cỏ, khi cây tiêu bị sâu bệnh thì phun thuốc phòng trừ. Hầu hết không ai biết, trồng hoa cúc và một số loại hoa, cỏ khác trong vườn tiêu có thể phòng trừ được nhiều loại sâu bệnh gây hại. Thạc sĩ nông nghiệp Trần Thị Phương Chi, cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai, cho biết: “Các nước có nền nông nghiệp phát triển như Hàn Quốc đang hướng đến sản xuất nông nghiệp sinh thái. Cụ thể, họ hạn chế dùng các loại thuốc trừ sâu, chỉ sử dụng các loại thuốc sinh học ít gây hại cho môi trường và con người. Đồng thời họ trồng xen cây hoa, cỏ có ích trong vườn, ruộng để dụ thiên địch về diệt các loại côn trùng gây hại. Với cách làm trên sẽ giảm chi phí đầu vào cho sản xuất, năng suất cây trồng tăng và nông sản đảm bảo vệ sinh”.

Anh Nguyễn Văn Quang ở xã Lâm San trồng hoa cúc trong vườn tiêu giảm được 2,5 triệu đồng tiền mua thuốc trừ sâu cho 0,5 hécta. Ảnh: H. GIANG

Bà Phùng Thị Thanh Tú, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cẩm Mỹ, cho hay: “Tới đây, Hội Nông dân huyện sẽ phối hợp với hội nông dân các xã tuyên truyền những mô hình sản xuất tiêu an toàn cho năng suất, chất lượng cao để hội viên nông dân có thể đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm và nhân rộng. Các mô hình trên rất dễ thực hiện trong khi hiệu quả đem lại khá cao”.

Hiện nay, chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp mỗi năm đều tăng. Trong đó, tăng nhiều vẫn là phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật. Nếu chọn được mô hình giảm chi phí, năng suất được nâng lên thì lợi nhuận của nông dân sẽ tăng. Thạc sĩ Chi cũng cho biết, các loại hoa cúc, cỏ đậu phộng dại còn có thể trồng xen trong các vườn cây khác hoặc các bờ ruộng lúa cho hiệu quả rất tốt.

Hương Giang

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang