• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quản lý cây ra quả có múi

Nguồn tin: SXTT, số 9
Ngày cập nhật: 9/3/2004

"Quản lý sức khoẻ của cây ra quả có múi" theo nghĩa rộng nhất, có nghĩa là quản lý sức khoẻ của các cây ra quả có múi theo cách mang lại lợi nhuận thực sự bằng các biện pháp tổng hợp, bao gồm Quản lý Sâu hại Tổng hợp (IPM), quản lý nước và các kỹ thuật trồng trọt. Riêng bài này đề cập đến các biện pháp IPM để giữ gìn cho các cây non sạch bệnh không bị sâu hại và nhiễm các bệnh sau khi chúng được đưa ra trồng trong vườn cây ăn quả.

Những đe doạ lớn nhất đối với sự lành mạnh của các vườn quả có múi ở châu á là các bệnh do virút và bệnh vàng lá (greening); cả hai loại bệnh này đều phổ biến trong khu vực này. Chỉ cần một cây bị nhiễm hoặc virút hay greening thì cả vườn cây sẽ bị nhiễm bệnh. Tình trạng đó tiến triển nhanh và không thể chữa được, làm cây sau đó bị suy yếu và giảm năng suất quả, đôi khi đến mức độ nghiêm trọng. Cuối cùng, cây có thể chết.

Các cây con phải sạch bệnh khi được trồng, có nghĩa là nhà vườn phải tiếp cận với các gốc ghép được chứng nhận là khoẻ mạnh. Sau khi trồng, phải giữ cho các cây con sạch bệnh bằng cách kiểm soát các côn trùng còn non và bằng các biện pháp khác. Rồi tiếp theo, nhà vườn phải có các biện pháp giữ cho cây của họ sạch bệnh suốt cả năm.

Sự tăng trưởng của cây ra quả có múi diễn ra khi các chồi mới xuất hiện ở cuối các cành cây. Đôi khi sự đâm chồi bắt đầu vào mùa xuân, đôi khi lại vào lúc kết thúc mùa khô khi bắt đầu có mưa. Thời kì có chồi mới và cây phát triển nhanh có thể xẩy ra vài lần trong một năm.

Lấy ví dụ, ở Đài Loan, là vùng bán nhiệt đới, các cây ra quả có múi mỗi năm thường đâm chồi ba lần. Mùa xuân là thời kì tăng trưởng chủ yếu, từ tháng Ba đến tháng Năm. Những chồi Hè mọc từ tháng Năm đến tháng Sáu, và chồi Thu xuất hiện bất thường trong tháng Tám và tháng Chín.

ở xứ nhiệt đới Thái Lan, sự đâm chồi xẩy ra tương hợp với gió mùa hàng năm, mang theo nhiều mưa và độ ẩm. ở vùng tây – nam, gió mùa đến trong những tháng giữa tháng Năm và tháng Mười.

Sự truyền bệnh vàng lá do ve của cây ra quả có múi (Diaphorina citri), xẩy ra chủ yếu khi cây ở giai đoạn đâm chồi. Sự truyền bệnh virút tristeza do rệp vừng (aphids) cũng diễn ra chủ yếu ở thời gian này.

Cả hai giống ve và rệp vừng đều cần bị kiểm soát bằng cách phun Dimethoate 44% (1000X) trên lá hoặc Malathion 50% (800X) hoặc một vài loại thuốc trừ sâu có hiệu quả khác. Ngoài ra, còn có cách dùng loại thuốc trừ sâu mới: Winner 200 SL (Confidor) cho thân cây.

Việc xác định thời gian phun thuốc có tác dụng quyết định và phải dựa trên động lực học quần thể của các côn trùng vec-tơ trên thực địa. Khi cây đang đâm chồi và có mối nguy nhiễm bệnh cao, cây phải được phun thuốc nhắc lại từ 10 đến 20 ngày. Nhà vườn phải chú ý dùng thuốc trừ sâu sớm để cho các quần thể côn trùng không có thời gian tập hợp.

Bệnh thối cây ra quả có múi (Citrus canker) là do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv.citri. Sự nhiễm bệnh bắt đầu sớm trong mùa cây phát triển, khởi đầu từ những chồi xuân, tiếp theo là sự tiếp tục nhiễm bệnh của những quả non và những cành con ngay khi chúng xuất hiện.

Có thể phòng ngừa bệnh Citris canker bằng cách phun thuốc chống nấm có chất đồng cho cây, như dùng hỗn hợp Bordeau (500X), Kasugamycin + Copper oxychloride (1000 X), hoặc Cuproxate (500 X)

Canker dễ trở thành bệnh dịch trong mùa mưa và vì vậy cần có những lần phun bổ sung sau cơn mưa dông. Việc quan trọng là cần cắt tỉa bớt để loại bỏ những cành bị nhiễm bệnh, nhằm trừ khử nguồn dịch bệnh.

Sâu đục lá (leafminers hay Phyllocnistis citrella) là những côn trùng ăn trên lá, nhất là trên những lá non. Do bị rụng lá, nên cây bị giảm năng suất. Sâu đục lá sinh sản rất nhanh và có thể sinh ra ba hay bốn thế hệ trong mỗi mùa đâm chồi. Phòng ngừa sâu hại này bằng cách phun Methomyl (100 X) lên cây. Các loại thuốc trừ sâu thích hợp khác là Omethoate (1000 X) hay Dimethaote (1000 X). Một biện pháp khác là quét Winner 200 SL (Confidor) lên các thân cây.

Bọ cánh cứng có đốm trắng (Anoplophora macularia) thường đẻ trứng ở phần dưới của thân cây. Sau khi ấu trùng nở, chúng sinh sản ở vỏ cây và chất gỗ, làm cho cây suy yếu và cuối cùng héo tàn. Có thể ngăn ngừa sự lan tràn của bọ cánh cứng bằng cách che phủ phần dưới của mỗi thân cây đến độ cao khoảng một nửa mét bằng lưới ny lông hay màng chất dẻo. Màng hay lưới đều phải tiếp đất và được cột chặt bằng các que hay các cọc.

Còn có thể phòng ngừa bọ cánh cứng bằng cách quét vôi các thân cây có chứa 20% bột lưu huỳnh (S) vào mùa cây phát triển. Hỗn hợp này không chỉ ngăn ngừa bọ cánh cứng mà còn chống nấm Phytophthora.

Thối gốc và thối rễ đều do nấm Phytophthora Spp., gây ra và thấy ở các vườn cây ăn quả mà đất thoát tiêu nước kém. Loại nấm này còn gây ra bệnh chảy nhựa (gummosis). Tất cả ba bệnh kể trên đều có thể kiểm soát được bằng cách phun thuốc diệt nấm Metalaxyl hay Fosety – A1. Cả hai thuốc này đều là các thuốc diệt nấm ngấm vào cây, được cây hấp thụ và đi vào rễ, thân, cành và lá cây.

Sử dụng các thuốc kể trên cần kết hợp với cải tiến tiêu nước và dùng các gốc ghép có sức kháng (như citrange, citrimelo và trifoliate orange). ở những khu vực có vấn đề với Phytophthora thì đất cần được tẩy uế bằng chất đất xông khói hoặc thanh trùng bằng nhiệt trước khi trồng các cây con mới.

Bệnh đốm đen là do nấm guignardia citricarpa gây ra. Nó nhiễm vào các quả non, làm tăng các đốm đen với một trung tâm có mầu xãm trên quả và lá. Nấm này qua mùa đông trong các lá rụng và cành con mà không có triệu chứng gì.

Cần bảo vệ quả non bằng cách phun thuốc diệt nấm lên quả như Mancozeb (500 X), Benomyl (3000X) hay Mancozeb (650X) + dầu Summer (200X). Một tuần lễ sau khi các cánh hoa rơi thì cần bắt đầu phun và cần phun nhắc lại bốn lần trong hai tuần cách quãng.

Bệnh hắc tố (Melanose) là do nấm diaporthe (Phomopsis) citri và ảnh hưởng đến bề ngoài của quả do sinh ra những chấm đen phát triển trên quả, lá và cành con. Các biện pháp để kiểm soát cũng giống như đối với bệnh đốm đen.

Trên các cây ra quả có múi, người ta tìm thấy nhiều loài côn trùng có cánh gồm loài cánh đen (Parlatoria zizyphi), cánh đỏ (Chrysomphalus aonidum), P.pergandii, cánh cà phê xanh (Coccus viridis) và Icerya purchasi. Các loại rệp ở hạt cốc bao gồm Planococcus citri và Nipaecoccus Filamentosus.

Tất cả các loài này đều tấn công vào lá, cành con và quả. Chúng gây ra vết thương do hút nhựa cây và bài tiết ra một lượng lớn dịch ngọt và chất ngọt này lại là môi trường cho một loại nấm mốc đen phát triển. Các chất thải do nấm mốc đen để lại trên quả đòi hỏi dây chuyền đóng gói quả phải lau chùi kĩ để làm sạch.

Hiện tượng các côn trùng có cánh và rệp liên tục hút nhựa từ bộ lá và cành con làm giảm sức sống của cây. Những trường hợp nhiễm nặng có thể dẫn đến sự rụng lá nghiêm trọng. Các nhà vườn cần theo rõi sự tích tụ của rệp và côn trùng có cánh để phun đúng lúc thuốc trừ sâu Malathion (800 X) kết hợp với dầu summer, Citrol (100X) hoặc Dimethoate (1000X). Xử lí thân cây bằng Winner 200 SL cũng có thể có hiệu quả.

Cần trừ khử các côn trùng sống qua mùa đồng bằng cách cắt tỉa các cành bị nhiễm và phun một hỗn hợp thuốc trừ sâu và dầu. Thực hiện những biện pháp này sau thu hái quả là rất cần thiết để phòng ngừa những tác hại của côn trùng cánh cứng và rệp cho mùa sau.

Bét, ve, gồm loài gây bệnh gỉ sắt (rust) (Phyllocoptruta oleivora) và nhện đỏ (Panonychus citri), đều tấn công lá và quả. Đặc biệt bét, ve gỉ sắt gây ra hiện tượng teo héo lá và chồi và biến quả thành có mầu nâu gỉ.

Kiếm soát bét, ve bằng phun thuốc trừ ghẻ (acaricides) mỗi tuần lễ một lần trong cả mùa phát triển. ít nhất cần dùng quay vòng hai loại thuốc khác nhau để đề phòng bét, ve quen nhờn thuốc. Phun thuốc cả trong mùa đông và tỉa bớt cành giống như đối với sâu có cánh và rệp.

Ruồi quả (Bactrocera dorsalis) tấn công vào quả khi quả thành thục hay chín. Những con đã trưởng thành đẻ trứng trong quả. Trứng nở thành ấu trùng trắng hơi vàng; chúng đào hang vào quả. Những quả bị nhiễm có giá trị thương phẩm thấp và thường rụng trước khi chín.

Có thể kiểm soát loài côn trùng gây hại này bằng đánh bẫy con đực đã trưởng thành trong các hộp bằng chất dẻo chứa methyl eugenol có hoạt tính như một chất dẫn dụ. ở một vài khu vực, nhất là ở các đảo nhỏ, quần thể ruồi bị giảm hay thậm chí bị tiêu diệt bằng cách phóng thích hàng loạt ruồi quả đực vô sinh. (Citrus production, Published by FFTC)

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang