• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chuyển đổi sản xuất ở ngoại thành TPHCM: Rau – lúa đều theo VietGAP

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 17/09/2012
Ngày cập nhật: 19/9/2012

Chuyển đổi cơ cấu sản theo hướng nông nghiệp đô thị là xu thế tất yếu của ngành nông nghiệp ở thành phố có hoạt động thương mại và công nghiệp phát triển như TPHCM. UBND TPHCM đã ra nhiều chính sách ưu đãi, trong đó, lúa là loại cây trồng mà TP khuyến khích chuyển đổi do kém sức cạnh tranh so với các tỉnh ĐBSCL.

Năm 2020 vẫn còn 3.200 ha lúa

Theo ông Lê Minh Dũng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TPHCM, đã có khoảng 20.000 ha lúa được chuyển đổi sang cây trồng hoặc vật nuôi khác thành công như tôm (nuôi ở Cần Giờ, Nhà Bè), rau an toàn và cá cảnh (Bình Chánh, Củ Chi…), hoa kiểng, đặc biệt là lan cắt cành (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè), cá sấu (Củ Chi, Bình Chánh…). Nhờ đó đã làm chuyển đổi rõ đời sống của bà con ở những khu vực này, thu nhập của người dân tăng thêm nhiều lần so với trồng lúa. Giá trị sản xuất từ rau khoảng 600 triệu đồng/ha/năm, hoa kiểng từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng/ha/năm, cá cảnh cũng đạt được hiệu quả tương tự. Có thể nói, đây là kết quả từ chủ trương đúng đắn của TP với chính sách hỗ trợ khá cụ thể về lãi suất vốn vay của bà con lẫn đầu tư cơ sở hạ tầng, tập huấn và chuyển giao kỹ thuật…

Rau và lúa thơm sản xuất theo hướng VietGAP tại TPHCM.

Ông Nguyễn Hữu Hoài Phú, Phó Chủ tịch UBND huyện Củ Chi, cho biết, với bài toán kinh tế ở trên, việc chuyển đổi sản xuất là xu hướng phải làm của địa phương. Hiện tại, dù không phải là cây trồng có lợi thế kinh tế, nhưng cây lúa vẫn chưa thể nhanh chóng biến mất hoàn toàn ở ngoại thành TPHCM, đặc biệt là huyện Củ Chi. Ngoài khó khăn khách quan, một trong những cản ngại không dễ vượt qua là thói quen sản xuất lâu đời và sự bảo thủ của bà con nông dân, nhất là bà con lớn tuổi. Không phải nông dân nào cũng sẵn sàng áp dụng cái mới nếu chưa thấy trước hiệu quả. Trong số 26.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, Củ Chi vẫn còn khoảng 5.000 ha lúa. Theo quy hoạch đến năm 2020, TPHCM vẫn còn khoảng 3.200 ha lúa ở ngoại thành, chủ yếu là huyện Củ Chi và Bình Chánh.

Trồng lúa theo hướng VietGAP

Nhược điểm của cây lúa trồng ở TPHCM là năng suất thấp. Nhưng thực tế cho thấy, không phải diện tích lúa nào cũng có thể chuyển đổi. Tại TPHCM, có những vùng trũng, phèn, ngập nước thì khó có cây trồng nào khác phù hợp thổ nhưỡng bằng trồng cây lúa. Vậy với diện tích lúa chưa kịp chuyển đổi phải làm gì để có thể giúp cải thiện thu nhập và đời sống bà con nông dân nơi đây? Theo ông Lê Minh Dũng, các địa phương cần xác định và quy hoạch rõ để TPHCM có thể đầu tư cơ sở hạ tầng, tập huấn và chuyển giao kỹ thuật để có thể trồng lúa chất lượng cao hoặc làm lúa giống với giá trị sản xuất cao hơn. Ông Nguyễn Hữu Hoài Phú cho biết, huyện Củ Chi sẽ ưu tiên đầu tư hạ tầng khu vực tập trung có khoảng 100 ha đất nông nghiệp trở lên để tạo ra những cánh đồng lớn về lúa, rau… tạo điều kiện cho bà con sản xuất và sự liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.

Với kinh nghiệm sản xuất nhiều năm, bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp (HTX NN) Thỏ Việt ở huyện Củ Chi cho biết, trên một mảnh đất nếu trồng liên tục một loại rau dễ làm sâu bệnh phát triển nên người trồng cần xen canh để cắt vòng đời sâu bệnh, không tạo điều kiện cho nó phát triển. Vì vậy, khuyến cáo bà con một số vùng sinh thái cung ứng rau quả cho HTX có thể luân canh với lúa hoặc cây khác. Hơn nữa, vì đây là vùng sản xuất rau quả theo hướng VietGAP, trong quy trình sản xuất hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu… Do vậy, nếu bà con xung quanh trồng lúa mà vẫn thoải mái phun xịt thuốc trừ sâu sẽ ảnh hưởng đến vùng rau VietGAP không chỉ qua không khí mà cả đường nước.

Để khắc chế tình trạng này và có thêm sản phẩm kinh doanh, từ vụ đông xuân 2010 - 2011, HTX NN Thỏ Việt phối hợp với bà con tại chỗ trồng thăm dò lúa thơm (Jasmine, ST, Nàng Hoa 09, lúa thơm tại Củ Chi) theo hướng VietGAP ở các xã Tân Phú Trung, Nhuận Đức, Trung Lập Hạ… Ngoài ra, cùng với khuyến nông, tổ chức hội khuyến cáo và hướng dẫn bà con sản xuất lúa hướng VietGAP để có sản phẩm chất lượng hơn. Vụ đông xuân 2011 - 2012, HTXNN Thỏ Việt tiếp tục bao tiêu sản phẩm với việc mua lúa cao hơn thị trường 500 - 700 đồng/kg, nhờ đó diện tích lúa VietGAP tăng lên khoảng 70 ha và hơn 100 ha ở Long An (huyện Mộc Hóa, Cần Đước). Nhờ chọn giống và trồng theo quy trình VietGAP nên các giống lúa này thêm chắc hạt (ít bị gãy hạt), dẻo cơm và giữ mùi thơm lâu hơn loại gạo trồng theo cách thông thường.

Qua đó, HTXNN Thỏ Việt đã có thêm sản phẩm mới, gạo thơm Thỏ Việt không cần vo nước trước khi nấu. Đây là do trồng theo hướng VietGAP, thu hoạch xong, đưa về xay xát, chế biến ngay và vô bao, không trữ trong kho nên gạo không bị bụi, tạp chất hay chất bảo quản. Nhờ đó, khi nấu cơm còn gần như nguyên vẹn các chất trong hạt gạo.

Kỹ sư Lê Hùng Lân, Giám đốc Công ty TNHH Hạt giống Hoa Tiên, tác giả giống lúa Nàng Hoa 09 cho biết, đây là giống lúa thơm chịu phèn, hạn tốt nên phù hợp trồng ở cả vùng đất cao và trũng. Giống lúa kháng được rầy nâu nên cũng kháng bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Nếu áp dụng đúng quy trình về bón phân sẽ ít bị đạo ôn cổ bông và có thể thu hoạch 90% hạt lúa chắc, có độ protein cao… là những ưu điểm có thể xuất khẩu nhờ ít bị dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu trồng theo đúng quy trình (nhưng chú ý, không sử dụng phân hữu cơ trùn quế) hạt gạo dài, trong, mùi thơm lá dứa, ít bạc bụng, cơm dẻo. Trồng vụ đông xuân sẽ cho năng suất cao hơn. Hiện nay, giá xuất khẩu loại gạo này đi Mỹ, Australia lên đến 800 - 850 USD/tấn. Do vậy, giá lúa giống rất cao khoảng 18.000 đồng/kg. Mở ra hướng sản xuất lúa giống cho những vùng có điều kiện phù hợp ở ngoại thành.

CÔNG PHIÊN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang