• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bốn nhà cùng tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Bạc Liêu

Nguồn tin: ND, 09/03/2004
Ngày cập nhật: 9/3/2004

Sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của Bạc Liêu góp phần tăng trưởng kinh tế từ 17 đến 19% trong ba năm qua. Ðể đạt được mục tiêu cao hơn, Bạc Liêu đã làm tốt việc liên kết, phát huy vai trò, trách nhiệm giữa bốn nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp nhằm nâng cao độ bền vững, hiệu quả trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Gần ba năm thực hiện chủ trương của Chính phủ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, Bạc Liêu đã tạo bước chuyển mạnh mẽ. Sản xuất nông nghiệp - nuôi trồng thủy sản có sự chuyển biến rất lớn; riêng năm 2003 giá trị sản xuất đạt hơn 3,7 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 60% GDP của tỉnh và tăng gấp hai lần so với trước năm 2000.

Tuy nhiên, do quá trình chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm diễn ra khá nhanh, đem lại nhiều kết quả, nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Ðể khắc phục, Bạc Liêu đã rút ra kinh nghiệm và bài học về sự gắn bó, liên kết cộng đồng trách nhiệm giữa Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp để tạo bước đột phá, nâng cao hiệu quả trong quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất.

Thời gian qua, Bạc Liêu đã tập trung điều chỉnh quy hoạch gắn với đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống thủy lợi; thủy nông nội đồng, cống đập đầu mối điều tiết nước, phát triển cơ sở sản xuất con giống, hệ thống khuyến ngư... Theo đó, tỉnh đã hình thành các vùng, tiểu vùng sản xuất; coi nuôi trồng, khai thác thủy sản là ngành kinh tế chủ lực trước mắt cũng như lâu dài.

Ðến nay, Bạc Liêu đã có gần 112,5 nghìn ha nuôi trồng thủy sản, trong đó diện tích chuyên nuôi tôm hơn 86,4 nghìn ha, còn lại là diện tích tôm-lúa, vườn-tôm kết hợp và nuôi các loài thủy sản khác. Trong số diện tích chuyên nuôi tôm có 7.535 ha nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, vốn đầu tư lên đến bốn, năm nghìn tỷ đồng, quy trình kỹ thuật, quản lý thực hiện nghiêm ngặt. Về hiệu quả, có 80-90% số mô hình nuôi và diện tích nuôi đạt hiệu quả, có lãi. Tuy nhiên, do sức lan tỏa nhanh của quá trình chuyển đổi (gần 80 nghìn ha trong ba năm qua) trong khi cơ sở hạ tầng về thủy lợi, vốn, giống... chưa theo kịp cho nên tình trạng tôm chết do ô nhiễm môi trường nước, dịch bệnh diễn ra thường xuyên với mức độ khác nhau; khiến người nuôi tôm lo lắng.

Do đó, chính quyền tỉnh Bạc Liêu và các ngành chức năng đã phối hợp đề ra các giải pháp nâng cao vai trò, gắn kết trách nhiệm giữa các nhà trong quá trình chuyển đổi nhằm tạo lòng tin, khơi dậy và phát huy nguồn lực về vốn, khai thác tiềm năng đất đai, lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào nghề nuôi tôm. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi giúp hàng chục nghìn hộ nông dân trong tỉnh tổ chức lại sản xuất, xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu ngay trên đồng đất của chính mình.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, triển khai quy hoạch, các phương án chuyển đổi nuôi tôm, các địa phương trong tỉnh Bạc Liêu vẫn coi trọng cây lúa. Ngành nông nghiệp của tỉnh có bước đi cụ thể, ổn định diện tích canh tác hơn 80 nghìn ha, trong đó hơn 30 nghìn ha trồng lúa hai vụ. Dựa vào lợi thế, kinh nghiệm sản xuất của nông dân từng địa phương, tỉnh đã bố trí lại cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi phù hợp trên cơ sở hưởng lợi từ chương trình ngọt hóa Quản Lộ - Phụng Hiệp theo tuyến phía bắc quốc lộ 1A. Từ năm 1997 đến nay, cả tỉnh vẫn duy trì, ổn định về năng suất và sản lượng lúa từ 650 đến 700 nghìn tấn/năm trong khi diện tích đất trồng lúa chuyển sang nuôi tôm tăng liên tục. Tuy nhiên, để có hạt thóc thương phẩm chất lượng cao hơn phục vụ chương trình xuất khẩu lương thực đến năm 2005, Bạc Liêu đã triển khai kế hoạch sản xuất 40 nghìn ha vùng trồng lúa chất lượng cao ở vùng ngọt hóa ổn định trên địa bàn của 27 xã, phường, thị trấn thuộc năm huyện, thị xã trong tỉnh. Tổng nguồn vốn cho chương trình này dự kiến 900 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách, vốn tín dụng hơn 600 tỷ đồng, còn lại là nguồn vốn trong dân và huy động từ các thành phần kinh tế khác.

Hai năm qua, Bạc Liêu đã có khoảng 30 nghìn hộ nông dân ký cam kết trồng lúa chất lượng cao. Những địa phương được chọn sản xuất lúa chất lượng cao được cán bộ chuyên môn lội đồng khảo sát kỹ, hội đủ điều kiện canh tác về thổ nhưỡng, khí hậu, trình độ tay nghề của từng hộ nông dân nhằm bảo đảm sản xuất thắng lợi.

Hai vụ mùa vừa qua, Bạc Liêu đã gieo trồng gần 40 nghìn ha lúa chất lượng cao, đạt sản lượng 174 nghìn tấn, với kinh phí hỗ trợ của Nhà nước nhiều tỷ đồng. Thu nhập của bà con nông dân tăng nhiều lần so với sản xuất lúa thường và không sợ ế hàng vì đã được các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.

Việc bao tiêu sản phẩm bảo đảm có lợi cho nông dân trong trường hợp giá lúa xuống thấp nhất và họ được bán ra thị trường khi giá lúa lên cao. Vụ mùa này, Bạc Liêu phấn đấu gieo trồng 30 nghìn ha lúa chất lượng cao, dự kiến đạt 120 nghìn tấn; với nhu cầu về vốn gần 13 tỷ đồng, trong đó tỉnh hỗ trợ chi phí cho nông dân 530 triệu đồng.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu, Diệp Tấn Ben cho biết về một số giải pháp: Để chương trình sản xuất lúa chất lượng cao đạt kết quả, tỉnh đã chủ động triển khai nhiều việc như đầu tư nâng cấp, xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở nông thôn, nhất là hệ thống thủy lợi, thủy nông nội đồng để giúp vùng dự án chủ động trong điều tiết nước phục vụ sản xuất. Công tác hậu cần lo giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh cùng với hàng nghìn máy sạ hàng, máy gặt cải tiến loại cầm tay và nhiều nông cụ khác trị giá nhiều tỷ đồng đã được ngành nông nghiệp tỉnh đứng ra tín chấp với cơ sở sản xuất để cung cấp cho bà con nông dân. Ngân hàng cho vay theo nhu cầu thực tế sản xuất, thủ tục vay đơn giản, cho vay lưu vụ và giải ngân nhanh, hợp lý hơn. Cán bộ làm công tác khuyến nông cũng được tăng cường, kiên trì bám cơ sở tuyên truyền vận động bà con nông dân tham gia trồng lúa năng suất, chất lượng cao với sự ưu tiên của Nhà nước như được cấp không lượng lúa giống gieo trồng lúc đầu; khi lúa bị sâu bệnh sẽ được cán bộ khuyến nông phòng trừ với chi phí khuyến mãi hoặc không mất tiền. Việc tổ chức lại sản xuất để phát huy vai trò kinh tế hợp tác và HTX cũng được quan tâm hơn.

Thời gian qua, Bạc Liêu đã củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động một số HTX và hơn 1.000 tổ sản xuất nằm trong vùng dự án trồng lúa sạch. Ðây là điều kiện thuận lợi để cán bộ khuyến nông ngày càng dễ tiếp cận, truyền đạt, áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, trình diễn những mô hình mẫu nhằm nâng cao độ đồng đều của nông dân trong sản xuất lúa chất lượng cao. Với cách làm năng động, Bạc Liêu sẽ tạo nên bước đột phá lớn, hiệu quả hơn trong quá trình chuyển dịch sản xuất lúa - tôm, trên cơ sở gắn kết giữa bốn nhà.

NGỌC QUÂN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang