• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Dẫn dụ dơi để lấy phân, góp phần tăng thu nhập cho nhà vườn

Nguồn tin: Agroviet, 13/09/2012
Ngày cập nhật: 17/9/2012

Nghề dẫn dụ dơi để lấy phân của các nhà vườn huyện Cầu Kè (Trà Vinh) đã có từ hàng chục năm qua, thời gian đầu người dân chỉ dẫn dụ dơi về trú ngụ để lấy phân làm nguồn phân bón cho các khu vườn của gia đình. Kể từ năm 2005 đến nay, do nhu cầu sử dụng phân dơi để bón cho vườn cây hoặc dùng để phối trộn vào nguồn phân hữu cơ sinh học của đông đảo nhà vườn ở ĐBSCL và cung cấp cho các điểm bán hoa kiểng, nghề dẫn dụ dơi lấy phân ở Cầu Kè dần phát triển sang hướng chuyên nghiệp, có sự đầu tư cao và nguồn phân dơi được tiêu thu mạnh. Hiện nghề dẫn dụ dơi để lấy phân mang lại một nguồn thu đáng kể cho các nhà vườn ở Cầu Kè - Trà Vinh.

Để thu được lượng phân dơi ngày càng nhiều, các chòi dẫn dụ dơi ngoài tự nhiên phải được đặt tại các khu vực gần vườn cây ăn trái hay tại các điểm ven của các cánh đồng ruộng thưa và vắng người lui tới. Do loài dơi được dẫn dụ để lấy phân là loài dơi muỗi (nhỏ con), nguồn thức ăn chủ yếu là các loài côn trùng bay như muỗi, các loại rầy, đôm đốm… nên việc phát triển nghề nuôi dơi lấy phân còn có tác động trong việc bảo tồn động vật hoang dã, hạn chế các loài sâu bệnh gây hại trong sản xuất nông nghiệp. Những khu vườn cây ăn trái đặc sản trên địa bàn huyện Cầu Kè có diện tích gần 9.000 ha cùng với môi trường tự nhiên thích hợp và tương đối ổn định là điều kiện thuận lợi cho loài dơi trú ngụ, sinh sản và phát triển loài.

Theo số liệu thống kê, số hộ làm nghề dẫn dụ dơi để lấy phân nhiều nhất là huyện Cầu Kè có khoảng 45 chòi dẫn dụ dơi để lấy phân của 30 hộ gia đình, tập trung nhiều ở các xã như: Thông Hòa có 15 chòi (08 hộ); xã Hòa Ân có 10 chòi (06 hộ); xã Tam Ngãi có 06 (04 hộ); xã Phong Thạnh có 05 chòi (03 hộ).

Ông Võ Văn Mạnh, một hộ có kinh nghiệm trong xây cất chòi dẫn dụ dơi để lấy phân tại ấp Ô Chích, xã Thông Hòa, huyện Cầu Kè, cho biết: “Nghề dẫn dụ dơi lấy phân của gia đình đã có từ năm 1980, lúc đầu chỉ lấy phân bón cho cây ăn trái khu vườn của gia đình là chính. Những năm gần đây, diện tích vườn phát triển mạnh, môi trường và thiên nhiên thuận lợi, theo đó số lượng bầy, đàn dơi ngày càng nhiều, lượng dơi về trú ngụ tại các chòi càng đông, nguồn phân dơi thu được số lượng nhiều hơn trước, các nhà vườn thu được nhiều phải đem bán cho thương lái phân phối lại cho nông dân trong và ngoài tỉnh. Nguồn thu từ lượng phân của 04 chòi dơi cũng đã trang trải được chi phí mua gạo, thức ăn hàng ngày cho gia đình”.

Vật liệu để làm một chòi dẫn dụ dơi về trú ngụ, gồm có 04 trụ cây (cây gòn, mù u hoặc trụ ximăng…), chiều cao mỗi chòi dơi từ 6 - 9 m, tùy vào điều kiện địa hình của khu vực xung quanh để đặt chòi. Yếu tố quan trọng nhất để dẫn dụ được dơi vào chòi nhiều, đòi hỏi các đùm lá cột treo phía dưới mái chòi phải làm bằng lá thốt lốt mới phù hợp với điều kiện của loài dơi.

Hiện nay nhờ có số lượng bầy đàn dơi ngày càng đông, nhiều nhà vườn ở Cầu Kè đã khai thác có hiệu quả “lộc” từ thiên nhiên trong việc dẫn dụ dơi để lấy phân. Do việc đầu tư không nhiều nhưng lợi nhuận mang lại khá lớn, bình quân một chòi nuôi nhử dơi để lấy phân có diện tích khoảng 07 m2 (2m x 3,5m), chi phí đầu tư 2 - 2,2 triệu đồng/chòi (thời gian sử dụng 2 - 3 năm), trung bình mỗi ngày cho thu hoạch 10 - 12 lít phân dơi. Với giá bán hiện nay từ 150.000 - 170.000 đồng/giạ (40 lít/giạ), sau khi trừ chi phí thu nhập trên 1,2 triệu đồng/tháng. Đây là nghề có vốn đầu tư ít, nhưng cho thu nhập khá cao giúp cho nhà vườn tăng thu nhập.

Theo các hộ chuyên dẫn dụ dơi để lấy phân, nguồn nguyên liệu chính để thu hút được dơi đó là lá thốt lốt, hiện nguồn nguyên liệu này đang khan hiếm và giá thành tăng khá cao. Năm 2011 giá mỗi tàu lá thốt lốt khoảng 3.000 đồng, hiện nay tăng lên 4.000 và phải đặt mua ở tận Châu Đốc (tỉnh An Giang) mới đáp ứng đủ nguồn lá cho các hộ trong khu vực làm nghề này; nếu tính luôn giá thành chuyên chở, mỗi tàu lá thốt lốt có giá khoảng 4.500 đồng. Cũng theo ông Võ Văn Mạnh, ở ấp Ô Chích, xã Thông Hòa, huyện Cầu Kè (Trà Vinh): để một chòi dẫn dụ dơi có diện tích khoảng 10 - 11 m2, phải cần đến 420 tàu lá thốt lốt. Trên dàn của chòi dơi được chia thành 04 hàng dọc (tùy theo chiều ngang), mỗi hàng dọc treo khoảng 35 đùm lá (mỗi đùm lá có 03 tàu lá thốt lốt được cột lại với nhau).

Nói về kinh nghiệm của nghề này, ông Thạch Minh, ở ấp Bà My, xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè (Trà Vinh), cho biết: Trong quá trình dẫn dụ dơi ngoài tự nhiên, khi phát hiện lượng phân dơi giảm so với hàng ngày, người nuôi phải tiến hành làm vệ sinh chòi dơi (thông thường 9 - 10 ngày/lần), đưa toàn bộ lá thốt lốt xuống ngâm nước và phơi cho khô. Việc vệ sinh này nhằm loại bỏ các đối tượng gây hại dơi như: chuột, chim cú mèo, rắn và bọ chét… do khi có sự hiện diện các đối tượng này trong chòi sẽ làm cho đàn dơi bỏ đi nơi khác.

NG.D

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang